Cơ quan Thống kê Quốc gia Indonesia (BPS) vừa công bố báo cáo cho biết sản xuất lúa năm 2012 của nước này đã tăng 5% so với năm trước đó, đạt 69,05 triệu tấn, tương đương 46,4 triệu tấn gạo.
Sản lượng này đạt được chủ yếu nhờ các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ hướng tới mục tiêu đạt được tự cung tự cấp năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo năm 2015.
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono nói rằng kết quả nói trên là nhờ đất nước “Vạn Đảo” đã mở rộng thêm được 239.800 ha diện tích trồng lúa, tăng 1,8% so với năm 2011, đưa tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước lên 13,4 triệu ha, và trong cùng kỳ năng suất lúa trung bình cũng tăng 1,56 tạ/ha lên hơn 5,15 tấn/ha.
Khu vực sản xuất lúa của Indonesia tập trung chủ yếu ở Java, khi đảo này chiếm tới 6,2 triệu ha, và sản lượng lúa ở đây cũng đạt mức trung bình cao nhất là 5,9 tấn/ha, tăng 5,8% so với năm 2011, và trong cùng kỳ các khu vực ngoài Java đạt sản lượng trung bình 4,5 tấn/ha, tăng 0,6%.
Theo BPS, Indonesia tiêu thụ khoảng 139kg gạo bình quân đầu người mỗi năm, cao nhất trên thế giới, so với các mức tương ứng 60kg của Nhật Bản, 63kg của Malaysia và 100kg của Trung Quốc.
Cùng với Philippines mấy năm gần đây Indonesia phải nhập khẩu trung bình trên 1 triệu tấn gạo mỗi năm để đảm bảo an ninh lương thực, song hiện cả hai quốc gia Đông Nam Á này đang trên đà giảm mạnh nhập khẩu, Philippines xuống mức hàng trăm nghìn tấn, còn Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết trong năm 2013 nước này có thể sẽ chỉ nhập khoảng 67% trong tổng số 1 triệu tấn gạo hạn ngạch được chính phủ cho phép, và nếu sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được đà tăng như năm 2012, Indonesia có thể hoàn thành sớm một năm mục tiêu tự đảm bảo lương thực vào năm 2014./.
Sản lượng này đạt được chủ yếu nhờ các chính sách khuyến khích và hỗ trợ của chính phủ hướng tới mục tiêu đạt được tự cung tự cấp năm 2014 và dư cung 10 triệu tấn gạo năm 2015.
Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Suswono nói rằng kết quả nói trên là nhờ đất nước “Vạn Đảo” đã mở rộng thêm được 239.800 ha diện tích trồng lúa, tăng 1,8% so với năm 2011, đưa tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước lên 13,4 triệu ha, và trong cùng kỳ năng suất lúa trung bình cũng tăng 1,56 tạ/ha lên hơn 5,15 tấn/ha.
Khu vực sản xuất lúa của Indonesia tập trung chủ yếu ở Java, khi đảo này chiếm tới 6,2 triệu ha, và sản lượng lúa ở đây cũng đạt mức trung bình cao nhất là 5,9 tấn/ha, tăng 5,8% so với năm 2011, và trong cùng kỳ các khu vực ngoài Java đạt sản lượng trung bình 4,5 tấn/ha, tăng 0,6%.
Theo BPS, Indonesia tiêu thụ khoảng 139kg gạo bình quân đầu người mỗi năm, cao nhất trên thế giới, so với các mức tương ứng 60kg của Nhật Bản, 63kg của Malaysia và 100kg của Trung Quốc.
Cùng với Philippines mấy năm gần đây Indonesia phải nhập khẩu trung bình trên 1 triệu tấn gạo mỗi năm để đảm bảo an ninh lương thực, song hiện cả hai quốc gia Đông Nam Á này đang trên đà giảm mạnh nhập khẩu, Philippines xuống mức hàng trăm nghìn tấn, còn Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết trong năm 2013 nước này có thể sẽ chỉ nhập khoảng 67% trong tổng số 1 triệu tấn gạo hạn ngạch được chính phủ cho phép, và nếu sản xuất nông nghiệp tiếp tục duy trì được đà tăng như năm 2012, Indonesia có thể hoàn thành sớm một năm mục tiêu tự đảm bảo lương thực vào năm 2014./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)