Theo tờ Jakarta Globe ngày 27/4, tại Hội nghị Địa nhiệt thế giới gần đây tổ chức ở Bali, chính phủ Indonesia đã ký kết các dự án năng lượng địa nhiệt với tổng trị giá 5 tỷ USD.
Điều này cho thấy Indonesia sẵn sàng trở thành nước sử dụng năng lượng địa nhiệt hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Điều phối kinh tế Indonesia Hatta Rajasa cho biết chính quyền trung ương và địa phương nước này hôm 26/4 đã ký tổng cộng 12 thỏa thuận như một phần của kế hoạch quốc gia nhằm tăng thêm gần 4.000MW công suất sản xuất điện từ điện địa nhiệt trong giai đoạn hai chương trình phát triển địa nhiệt nhanh (fast track), dự kiến hoàn thành vào năm 2014.
Các thỏa thuận trên được ký khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tuyên bố mục tiêu quốc gia mới là trở thành nước sử dụng năng lượng địa nhiệt hàng đầu thế giới vào năm 2025, với 9.000MW điện địa nhiệt. Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng địa nhiệt, với khoảng 4.000MW.
Philippines đứng thứ hai với khoảng 2.000MW.
Nếu được thực hiện, các thỏa thuận mới trên sẽ giúp Indonesia có thể tăng gấp đôi lượng điện năng được sản xuất từ các nguồn địa nhiệt, thêm 1.340MW vào công suất 1.198MW hiện có và đưa nước này tiến gần tới mục tiêu 5.000MW vào năm 2014.
Tại hội nghị, công ty điện quốc doanh PT PLN đã ký năm hợp đồng trị giá 1,53 tỷ USD, trong khi chính quyền địa phương ở Flores, Tây Sumatra, Trung Java và Bắc Lampung đã ký tổng cộng bốn hợp đồng trị giá tổng cộng 1,68 tỷ USD.
PLN còn ký thỏa thuận mua điện của dự án địa nhiệt Sarulla, vốn bị trì hoãn kéo dài ở Bắc Sumatra, với công ty dầu mỏ và khí PT Medco Energi International. Nhà máy Sarulla ước tính trị giá 990 triệu USD và sản xuất tới 330MW điện.
PLN cũng ký các thỏa thuận liên quan đến các nhà máy ở Bắc Sulawesi, Bengkulu và Jambi (dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2014) với PT Pertamina Geothermal Energy./.
Điều này cho thấy Indonesia sẵn sàng trở thành nước sử dụng năng lượng địa nhiệt hàng đầu thế giới.
Bộ trưởng Điều phối kinh tế Indonesia Hatta Rajasa cho biết chính quyền trung ương và địa phương nước này hôm 26/4 đã ký tổng cộng 12 thỏa thuận như một phần của kế hoạch quốc gia nhằm tăng thêm gần 4.000MW công suất sản xuất điện từ điện địa nhiệt trong giai đoạn hai chương trình phát triển địa nhiệt nhanh (fast track), dự kiến hoàn thành vào năm 2014.
Các thỏa thuận trên được ký khi Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono tuyên bố mục tiêu quốc gia mới là trở thành nước sử dụng năng lượng địa nhiệt hàng đầu thế giới vào năm 2025, với 9.000MW điện địa nhiệt. Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới về sử dụng năng lượng địa nhiệt, với khoảng 4.000MW.
Philippines đứng thứ hai với khoảng 2.000MW.
Nếu được thực hiện, các thỏa thuận mới trên sẽ giúp Indonesia có thể tăng gấp đôi lượng điện năng được sản xuất từ các nguồn địa nhiệt, thêm 1.340MW vào công suất 1.198MW hiện có và đưa nước này tiến gần tới mục tiêu 5.000MW vào năm 2014.
Tại hội nghị, công ty điện quốc doanh PT PLN đã ký năm hợp đồng trị giá 1,53 tỷ USD, trong khi chính quyền địa phương ở Flores, Tây Sumatra, Trung Java và Bắc Lampung đã ký tổng cộng bốn hợp đồng trị giá tổng cộng 1,68 tỷ USD.
PLN còn ký thỏa thuận mua điện của dự án địa nhiệt Sarulla, vốn bị trì hoãn kéo dài ở Bắc Sumatra, với công ty dầu mỏ và khí PT Medco Energi International. Nhà máy Sarulla ước tính trị giá 990 triệu USD và sản xuất tới 330MW điện.
PLN cũng ký các thỏa thuận liên quan đến các nhà máy ở Bắc Sulawesi, Bengkulu và Jambi (dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2014) với PT Pertamina Geothermal Energy./.
Hải Yến (Vietnam+)