Hiện nay, các cơ chế hợp tác kinh tế đa phương khu vực, toàn cầu ngày càng phát triển, giúp gia tăng hoạt động thương mại quốc tế, đưa đến nhiều thuận lợi cũng như khó khăn cho doanh nghiệp, nhất là tại các nước đang phát triển.
Chủ đề hợp tác kinh tế quốc tế vì vậy đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm xã hội tại Indonesia.
Tờ The Jakarta Post số ra mới đây đăng bài phân tích với tiêu đề “Indonesia trong cơn sốt hợp tác kinh tế” của nhà kinh tế Lili Yan Ing, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và giảng viên trường Đại học Indonesia, bàn về chính sách hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tư do.
Tác giả cho biết sự hợp tác kinh tế ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung thông qua các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong đó các FTA ở Đông Nam Á hầu hết được bắt đầu từ đầu những năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 1/2010, đang được bổ sung với các cơ chế hợp tác đa phương.
Đó là các cơ chế hợp tác như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng và Hiệp định thương mại dự do châu Á-Thái Bình Dương (APFTA) trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Tính đến tháng 12/2011, các nền kinh tế thành viên APEC đã ký 129 Hiệp định thương mại khu vực/Hiệp định thương mại tự do (RTA/FTA), trong đó 49 hiệp định được ký trong APEC, 110 hiệp định đã có hiệu lực và trong 110 hiệp định này thì có 44 hiệp định trong khuôn khổ APEC.
Indonesia đã tham gia vào ít nhất là 6 FTA song phương và khu vực. Đó là Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác kinh tế Indonesia-Nhật Bản (IJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) cũng như các hiệp định thương mại song phương với các đối tác đối thoại của ASEAN như Ấn Độ (AIFTA), Australia và New Zealand (AANZFTA).
Tác giả cho rằng có ít nhất hai tác động chính của hợp tác kinh tế do FTA mang lại.
Thứ nhất là những tác động trực tiếp. Về tổng thể, các thỏa thuận RTA/FTA thường tập trung vào cắt giảm thuế quan và tăng trao đổi thương mại từ đó giúp hạ giá cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, các quy tắc và những ràng buộc trong chính sách thương mại của RTA/FTA sẽ giúp giảm thiểu sự không chắc chắn và chi phí - những yếu tố được các doanh nghiệp coi là quan trọng hơn chính sách giảm thuế khi đưa ra quyết định đầu tư.
Thứ hai là tác động gián tiếp. Có thể khẳng định rằng RTA/FTA có những hiệu ứng mang tính động lực như mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm thông qua chia sẻ thông tin và đổi mới giữa các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy cải tổ chính sách kinh tế trong nước.
Trong khi những tác động của RTA/FTA về mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy cải cách chính sách trong nước có thể không có tính khả thi cao, nhưng những tác động của nó đối với dòng chảy thương mại hoàn toàn rõ ràng. Điều này có thể thấy thông qua việc một số lượng lớn doanh nghiệp Indonesia tích cực áp dụng các tiện ích của RTA/FTA, trong đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các ưu đãi thuế quan được quy định trong các RTA/FTA.
Để hưởng RTA/FTA, việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (COO) của các công ty xuất khẩu Indonesia để thâm nhập vào thị trường nước ngoài ngày càng tăng, kéo kim ngạch hàng hóa xuất tăng theo.
Hiện nay, tổng số COO mà Indonesia cấp đã tăng từ 26.085 giấy năm 2007 lên 205.775 giấy trong năm 2010, và trong cùng kỳ kim ngạch xuất khẩu có sử dụng COO cũng tăng từ 1,9 tỷ USD lên 19,9 tỷ USD.
Sự gia tăng sử dụng COO cho thấy tính hiệu quả của các RTA/FTA và lĩnh vực kinh tế tư nhân Indonesia đang được hưởng lợi từ những hiệp định này.
Tuy nhiên, việc thực hiện RTA/FTA cũng cho thấy có ít nhất hai hạn chế chủ yếu để tối ưu hóa sử dụng các RTA/FTA hiện hành. Đầu tiên là việc xác định mức thuế đối ứng như một sự nhân nhượng về thuế giữa đôi bên là cực kỳ phức tạp. Thứ hai là các chi phí phải trả cho việc tuân thủ các quy tắc xuất xứ (ROO) đương nhiên sẽ loại trừ một lượng lớn các doanh nghiệp mong muốn sử dụng FTA trong hoạt động kinh doanh của mình.
Các chi phí ROO ước tính dao động từ 3-5% giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Kết quả là, chỉ có một số lượng hạn chế các doanh nghiệp, nhất là các công ty có quy mô lớn, có thể tận dụng được các chương trình ưu đãi thuế quan (doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi nếu họ liên kết với các doanh nghiệp lớn với tư cách là nhà cung cấp hoặc khách hàng).
Nhà kinh tế Lili Yan Ing kết luận, mặc dù thương mại và hiệu suất đầu tư của Indonesia nhìn chung đã được cải thiện trong những năm gần đây, song còn rất nhiều điều đáng kể để quốc gia vạn đảo tiếp tục cải thiện trong cấp phép kinh doanh, thủ tục hải quan, dịch vụ tài chính và hậu cần để đẩy nhanh thương mại và đầu tư, và hơn thế nữa, tối ưu hóa sử dụng hợp tác kinh tế để cải thiện phúc lợi xã hội./.
Chủ đề hợp tác kinh tế quốc tế vì vậy đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm xã hội tại Indonesia.
Tờ The Jakarta Post số ra mới đây đăng bài phân tích với tiêu đề “Indonesia trong cơn sốt hợp tác kinh tế” của nhà kinh tế Lili Yan Ing, thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và giảng viên trường Đại học Indonesia, bàn về chính sách hợp tác kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tư do.
Tác giả cho biết sự hợp tác kinh tế ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung thông qua các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), trong đó các FTA ở Đông Nam Á hầu hết được bắt đầu từ đầu những năm 2000 và có hiệu lực vào tháng 1/2010, đang được bổ sung với các cơ chế hợp tác đa phương.
Đó là các cơ chế hợp tác như Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng và Hiệp định thương mại dự do châu Á-Thái Bình Dương (APFTA) trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Tính đến tháng 12/2011, các nền kinh tế thành viên APEC đã ký 129 Hiệp định thương mại khu vực/Hiệp định thương mại tự do (RTA/FTA), trong đó 49 hiệp định được ký trong APEC, 110 hiệp định đã có hiệu lực và trong 110 hiệp định này thì có 44 hiệp định trong khuôn khổ APEC.
Indonesia đã tham gia vào ít nhất là 6 FTA song phương và khu vực. Đó là Hiệp định Thương mại tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định đối tác kinh tế Indonesia-Nhật Bản (IJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) cũng như các hiệp định thương mại song phương với các đối tác đối thoại của ASEAN như Ấn Độ (AIFTA), Australia và New Zealand (AANZFTA).
Tác giả cho rằng có ít nhất hai tác động chính của hợp tác kinh tế do FTA mang lại.
Thứ nhất là những tác động trực tiếp. Về tổng thể, các thỏa thuận RTA/FTA thường tập trung vào cắt giảm thuế quan và tăng trao đổi thương mại từ đó giúp hạ giá cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, các quy tắc và những ràng buộc trong chính sách thương mại của RTA/FTA sẽ giúp giảm thiểu sự không chắc chắn và chi phí - những yếu tố được các doanh nghiệp coi là quan trọng hơn chính sách giảm thuế khi đưa ra quyết định đầu tư.
Thứ hai là tác động gián tiếp. Có thể khẳng định rằng RTA/FTA có những hiệu ứng mang tính động lực như mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm thông qua chia sẻ thông tin và đổi mới giữa các doanh nghiệp cũng như thúc đẩy cải tổ chính sách kinh tế trong nước.
Trong khi những tác động của RTA/FTA về mở rộng quy mô kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, thúc đẩy cải cách chính sách trong nước có thể không có tính khả thi cao, nhưng những tác động của nó đối với dòng chảy thương mại hoàn toàn rõ ràng. Điều này có thể thấy thông qua việc một số lượng lớn doanh nghiệp Indonesia tích cực áp dụng các tiện ích của RTA/FTA, trong đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng các ưu đãi thuế quan được quy định trong các RTA/FTA.
Để hưởng RTA/FTA, việc sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (COO) của các công ty xuất khẩu Indonesia để thâm nhập vào thị trường nước ngoài ngày càng tăng, kéo kim ngạch hàng hóa xuất tăng theo.
Hiện nay, tổng số COO mà Indonesia cấp đã tăng từ 26.085 giấy năm 2007 lên 205.775 giấy trong năm 2010, và trong cùng kỳ kim ngạch xuất khẩu có sử dụng COO cũng tăng từ 1,9 tỷ USD lên 19,9 tỷ USD.
Sự gia tăng sử dụng COO cho thấy tính hiệu quả của các RTA/FTA và lĩnh vực kinh tế tư nhân Indonesia đang được hưởng lợi từ những hiệp định này.
Tuy nhiên, việc thực hiện RTA/FTA cũng cho thấy có ít nhất hai hạn chế chủ yếu để tối ưu hóa sử dụng các RTA/FTA hiện hành. Đầu tiên là việc xác định mức thuế đối ứng như một sự nhân nhượng về thuế giữa đôi bên là cực kỳ phức tạp. Thứ hai là các chi phí phải trả cho việc tuân thủ các quy tắc xuất xứ (ROO) đương nhiên sẽ loại trừ một lượng lớn các doanh nghiệp mong muốn sử dụng FTA trong hoạt động kinh doanh của mình.
Các chi phí ROO ước tính dao động từ 3-5% giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp. Kết quả là, chỉ có một số lượng hạn chế các doanh nghiệp, nhất là các công ty có quy mô lớn, có thể tận dụng được các chương trình ưu đãi thuế quan (doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng lợi nếu họ liên kết với các doanh nghiệp lớn với tư cách là nhà cung cấp hoặc khách hàng).
Nhà kinh tế Lili Yan Ing kết luận, mặc dù thương mại và hiệu suất đầu tư của Indonesia nhìn chung đã được cải thiện trong những năm gần đây, song còn rất nhiều điều đáng kể để quốc gia vạn đảo tiếp tục cải thiện trong cấp phép kinh doanh, thủ tục hải quan, dịch vụ tài chính và hậu cần để đẩy nhanh thương mại và đầu tư, và hơn thế nữa, tối ưu hóa sử dụng hợp tác kinh tế để cải thiện phúc lợi xã hội./.
Ngọc Hiệp/Jakarta (Vietnam+)