Ông Faiz Achmat, quan chức cấp cao Bộ Công nghiệp Indonesia, cho biết nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đường thô của các nhà máy tinh chế đường nước này năm 2013 có thể tăng 16% so với 2,58 triệu tấn năm trước đó lên 3 triệu tấn.
Theo ông Faiz Achmat, nhập khẩu đường thô năm nay của Indonesia, một trong những nhà nhập khẩu đường thô lớn nhất thế giới với trên 2 triệu tấn mỗi năm, tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ của ngành công nghiệp thực phẩm trong nước tăng khi một số cơ sở chế biến-sản xuất mới được đưa vào hoạt động.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy tiêu thụ đường của Indonesia trong thập kỷ qua đã tăng 51% lên 5,1 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu gia tăng từ thực phẩm và đồ uống, trong khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được chưa đầy 50%.
Giá đường trên thị trường giao dịch hàng hóa New York đã giảm 18%, xuống mức thấp 16 cent/pound vào hôm 16/7, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua trong các hợp đồng kỳ hạn ICE, sau khi Thái Lan – nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới - được dự báo sẽ có một vụ thu hoạch mía đường kỷ lục năm nay.
Vụ thu hoạch tại Ấn Độ, nước trồng mía đường lớn thứ hai thế giới, dự kiến cũng sẽ đạt mức đỉnh nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Tổng vụ trưởng Ngoại thương, Bộ Thương mại Indonesia, Bachrul Chairi giải thích rằng tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu, nhất là lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nên tăng nhập khẩu là cần thiết.
Nền kinh tế Indonesia lớn nhất Đông Nam Á đã tăng 6,02% so với cùng kỳ năm ngoái trong Quý 1/2013, sau khi tăng 6,11% trong Quý 4/2012. Như vậy GDP của đất nước “Vạn Đảo” đã tăng trung bình 5,7% hàng năm trong một thập kỷ tính tới cuối năm 2012.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng, Chính phủ Indonesia mới đây đã cho phép nhập khẩu 585.000 tấn đường thô, trong đó 110.000 tấn dành cho ba nhà máy tinh chế đường mới đi vào hoạt động./.
Theo ông Faiz Achmat, nhập khẩu đường thô năm nay của Indonesia, một trong những nhà nhập khẩu đường thô lớn nhất thế giới với trên 2 triệu tấn mỗi năm, tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ của ngành công nghiệp thực phẩm trong nước tăng khi một số cơ sở chế biến-sản xuất mới được đưa vào hoạt động.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy tiêu thụ đường của Indonesia trong thập kỷ qua đã tăng 51% lên 5,1 triệu tấn, chủ yếu do nhu cầu gia tăng từ thực phẩm và đồ uống, trong khi sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được chưa đầy 50%.
Giá đường trên thị trường giao dịch hàng hóa New York đã giảm 18%, xuống mức thấp 16 cent/pound vào hôm 16/7, mức thấp nhất trong vòng ba năm qua trong các hợp đồng kỳ hạn ICE, sau khi Thái Lan – nước xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới - được dự báo sẽ có một vụ thu hoạch mía đường kỷ lục năm nay.
Vụ thu hoạch tại Ấn Độ, nước trồng mía đường lớn thứ hai thế giới, dự kiến cũng sẽ đạt mức đỉnh nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Tổng vụ trưởng Ngoại thương, Bộ Thương mại Indonesia, Bachrul Chairi giải thích rằng tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu, nhất là lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nên tăng nhập khẩu là cần thiết.
Nền kinh tế Indonesia lớn nhất Đông Nam Á đã tăng 6,02% so với cùng kỳ năm ngoái trong Quý 1/2013, sau khi tăng 6,11% trong Quý 4/2012. Như vậy GDP của đất nước “Vạn Đảo” đã tăng trung bình 5,7% hàng năm trong một thập kỷ tính tới cuối năm 2012.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước gia tăng, Chính phủ Indonesia mới đây đã cho phép nhập khẩu 585.000 tấn đường thô, trong đó 110.000 tấn dành cho ba nhà máy tinh chế đường mới đi vào hoạt động./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)