Nhằm tăng cường phục hồi tăng trưởng xuất khẩu đang bị giảm sút do nhu cầu từ hai đối tác thương mại chủ chốt là Mỹ và Liên minh Châu Âu bị thu hẹp do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, Indonesia đang tìm kiếm các thị trường mới phi truyền thống và mở rộng các thị trường đối tác tryền thống.
Trong khuôn khổ nỗ lực này Indonesia đã cử một phái đoàn tới Thụy Sỹ nối lại đàm phán về việc thiết lập thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này và 4 thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm gồm Iceland, Lichtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ.
Tổng vụ trưởng Phát triển Xuất khẩu Quốc gia, Bộ Thương mại Indonesia, Gusmardi Bustami cho biết phái đoàn bao gồm quan chức của các Bộ liên quan để giải quyết một số rào cản đối với thương mại, đầu tư, dịch vụ và nông nghiệp với các nước EFTA.
Vòng đàm phán thứ 5 giữa đôi bên, diễn ra tại Thụy Sỹ trong các ngày từ 5-8/3, tập trung vào thảo luận các vấn đề còn chưa nhất trí, chủ yếu là trong các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó các nước EFTA muốn Indonesia tiếp tục giảm thuế nhập khẩu hàng hoá của mình, trong khi Indonesia đề nghị các nước EFTA dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ chống lại các sản phẩm nông nghiệp của Indonesia. Ngoài ra, hai bên còn trao đổi về yêu cầu của các nước EFTA muốn Indonesia mở cửa các ngành xây dựng và giao thông vận tải, trong khi Indonesia vẫn đang trong giai đoạn còn cần bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Gusmardi Bustami nhấn mạnh rằng mặc dù cần phải thận trọng trong các cuộc đàm phán do sự phức tạp của vấn đề, song Indonesia sẽ cố gắng sớm đưa các cuộc đàm phán CEPA với EFTA tới đích cuối cùng, bởi 4 nước đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Malaysia, Singapore và Thái Lan, khiến 3 quốc gia Đông Nam Á láng giềng này được hưởng những lợi thế thương mại so với Indonesia.
Theo thống kê, thương mại giữa Indonesia và EFTA đạt 974 triệu năm 2011, trong đó EFTA xuất khẩu chủ yếu máy móc và dược phẩm sang Indonesia và Indonesia xuất khẩu chủ yếu theo chiều ngược lại tàu thuyền, giày dép và hàng may mặc.
Đại sứ Indonesia tại Thụy Sỹ, Djoko Susilo cho rằng Chính phủ Indonesia nên “thông minh hơn” trong việc lựa chọn ưu tiên để giải quyết các vấn đề của quốc gia, chẳng hạn như khoản chi ngân sách khổng lồ cho trợ giá năng lượng sẽ hữu ích hơn nếu dành để trợ cấp cho nông dân và doanh nhân để họ có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Ông Djoko Susilo cho biết hầu hết các sản phẩm rau quả như ớt, gừng và me được bán ở Thụy Sỹ đều đến từ Thái Lan, nhờ Chính phủ Thái Lan đã cung cấp ưu đãi trong vận chuyển sản phẩm, và Indonesia thực hiện các ưu đãi tương tự để có thể tăng xuất khẩu rau quả của mình./.
Trong khuôn khổ nỗ lực này Indonesia đã cử một phái đoàn tới Thụy Sỹ nối lại đàm phán về việc thiết lập thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) giữa nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này và 4 thành viên Hiệp hội Thương mại Tự do châu Âu (EFTA), bao gồm gồm Iceland, Lichtenstein, Na Uy và Thụy Sỹ.
Tổng vụ trưởng Phát triển Xuất khẩu Quốc gia, Bộ Thương mại Indonesia, Gusmardi Bustami cho biết phái đoàn bao gồm quan chức của các Bộ liên quan để giải quyết một số rào cản đối với thương mại, đầu tư, dịch vụ và nông nghiệp với các nước EFTA.
Vòng đàm phán thứ 5 giữa đôi bên, diễn ra tại Thụy Sỹ trong các ngày từ 5-8/3, tập trung vào thảo luận các vấn đề còn chưa nhất trí, chủ yếu là trong các lĩnh vực đầu tư, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó các nước EFTA muốn Indonesia tiếp tục giảm thuế nhập khẩu hàng hoá của mình, trong khi Indonesia đề nghị các nước EFTA dỡ bỏ các biện pháp bảo vệ chống lại các sản phẩm nông nghiệp của Indonesia. Ngoài ra, hai bên còn trao đổi về yêu cầu của các nước EFTA muốn Indonesia mở cửa các ngành xây dựng và giao thông vận tải, trong khi Indonesia vẫn đang trong giai đoạn còn cần bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của các nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Gusmardi Bustami nhấn mạnh rằng mặc dù cần phải thận trọng trong các cuộc đàm phán do sự phức tạp của vấn đề, song Indonesia sẽ cố gắng sớm đưa các cuộc đàm phán CEPA với EFTA tới đích cuối cùng, bởi 4 nước đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Malaysia, Singapore và Thái Lan, khiến 3 quốc gia Đông Nam Á láng giềng này được hưởng những lợi thế thương mại so với Indonesia.
Theo thống kê, thương mại giữa Indonesia và EFTA đạt 974 triệu năm 2011, trong đó EFTA xuất khẩu chủ yếu máy móc và dược phẩm sang Indonesia và Indonesia xuất khẩu chủ yếu theo chiều ngược lại tàu thuyền, giày dép và hàng may mặc.
Đại sứ Indonesia tại Thụy Sỹ, Djoko Susilo cho rằng Chính phủ Indonesia nên “thông minh hơn” trong việc lựa chọn ưu tiên để giải quyết các vấn đề của quốc gia, chẳng hạn như khoản chi ngân sách khổng lồ cho trợ giá năng lượng sẽ hữu ích hơn nếu dành để trợ cấp cho nông dân và doanh nhân để họ có thể cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Ông Djoko Susilo cho biết hầu hết các sản phẩm rau quả như ớt, gừng và me được bán ở Thụy Sỹ đều đến từ Thái Lan, nhờ Chính phủ Thái Lan đã cung cấp ưu đãi trong vận chuyển sản phẩm, và Indonesia thực hiện các ưu đãi tương tự để có thể tăng xuất khẩu rau quả của mình./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)