Phát biểu tại Diễn đàn những người Indonesia ở hải ngoại tại Berlin nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa liên bang Đức trong tuần qua, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã một lần nữa khẳng định quyết tâm của chính phủ nước này tiến hành siêu dự án xây dựng cây cầu vượt qua eo biển Sunda nối hai hòn đảo Java và Sumatra -hai trung tâm chủ lực đóng góp tới 70% sức mạnh kinh tế của đất nước.
Tổng thống Yudhoyono thừa nhận hiện vẫn còn một vài ý kiến xung quanh việc xây dựng cây cầu, nhưng ý nghĩa chiến lược của dự án này đối với sự phát triển lâu dài của Indonesia là hoàn toàn rõ ràng, và cây cầu dài 30 km bắc qua eo biển Sunda nối hai hòn đảo Java và Sumatra đông dân cư nhất là một trong những nội dung phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế đất nước (MP3EI) tới năm 2025 của Chính phủ Indonesia.
Tổng thống Yudhoyono giải thích rằng nghị định của Chính phủ Indonesia ban hành trong năm 2011 về Phát triển khu vực chiến lược cơ sở hạ tầng eo biển Sunda đã nhấn mạnh đến hai nội dung có tầm quan trong như nhau là xây dựng cây cầu qua eo biển Sunda và đầu tư phát triển các khu vực xung quanh cây cầu thuộc hai tỉnh Banten và Lampung.
Việc triển khai đồng bộ hai nội dung này không lãng phí và phát thuy được cao nhất những giá trị kinh tế, thương mại và xã hội của khoản vốn đầu tư khổng lồ, dự kiến tới 34 tỷ USD của dự án.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa cho biết cách đây 4 năm Chính phủ Malaysia đã đề xuất xây dựng một cây cầu nối Dumai, tỉnh Riau của Indonesia với bán đảo Malaysia, nhưng Chính phủ Indonesia chưa đồng ý vì muốn tập trung vào dự án nối hai đảo Java và Sumatra.
Nếu dự án xây dựng cầu vượt eo biển Sunda được triển khai, đây sẽ là dấu ấn đậm nhất mà Tổng thống Yudhoyno để lại sau 10 năm lãnh đạo đất nước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2014./.
Tổng thống Yudhoyono thừa nhận hiện vẫn còn một vài ý kiến xung quanh việc xây dựng cây cầu, nhưng ý nghĩa chiến lược của dự án này đối với sự phát triển lâu dài của Indonesia là hoàn toàn rõ ràng, và cây cầu dài 30 km bắc qua eo biển Sunda nối hai hòn đảo Java và Sumatra đông dân cư nhất là một trong những nội dung phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng nhất trong Kế hoạch tổng thể mở rộng và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế đất nước (MP3EI) tới năm 2025 của Chính phủ Indonesia.
Tổng thống Yudhoyono giải thích rằng nghị định của Chính phủ Indonesia ban hành trong năm 2011 về Phát triển khu vực chiến lược cơ sở hạ tầng eo biển Sunda đã nhấn mạnh đến hai nội dung có tầm quan trong như nhau là xây dựng cây cầu qua eo biển Sunda và đầu tư phát triển các khu vực xung quanh cây cầu thuộc hai tỉnh Banten và Lampung.
Việc triển khai đồng bộ hai nội dung này không lãng phí và phát thuy được cao nhất những giá trị kinh tế, thương mại và xã hội của khoản vốn đầu tư khổng lồ, dự kiến tới 34 tỷ USD của dự án.
Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Hatta Rajasa cho biết cách đây 4 năm Chính phủ Malaysia đã đề xuất xây dựng một cây cầu nối Dumai, tỉnh Riau của Indonesia với bán đảo Malaysia, nhưng Chính phủ Indonesia chưa đồng ý vì muốn tập trung vào dự án nối hai đảo Java và Sumatra.
Nếu dự án xây dựng cầu vượt eo biển Sunda được triển khai, đây sẽ là dấu ấn đậm nhất mà Tổng thống Yudhoyno để lại sau 10 năm lãnh đạo đất nước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ hai vào năm 2014./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)