Chính phủ Indonesia đang tiến hành các bước thủ tục chuẩn bị cuối cùng để phê chuẩn Quy chế Rome 1998 của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Indonesia cử một phái đoàn bao gồm các quan chức chính phủ và đại diện các tổ chức bảo vệ quyền con người nổi tiếng trong nước, do Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền Denny Indrayana thăm và làm việc tại Hà Lan, gặp gỡ với các cơ quan có liên quan tại đây để nghiên cứu tất cả các quy trình cần thiết cho việc phê chuẩn.
Phát biểu với giới truyền thông, Thứ trưởng Denny Indrayana cho biết đoàn sẽ thăm ICC ở Hague và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khía cạnh học thuật cũng như các thủ tục hành chính và kỹ thuật cần thiết cho việc phê chuẩn Quy chế Rome.
Thứ trưởng Denny Indrayana nhấn mạnh rằng với việc phê chuẩn và đưa vào thực hiện Quy chế Rome, Indonesia sẽ có một công cụ luật pháp mạnh mẽ như là một cơ sở để duy trì công lý và nhân quyền trong nước, đồng thời nó cũng sẽ phản ánh cam kết duy trì hòa bình trong nước và quốc tế của Indonesia như đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1945.
Đại diện Ủy ban III giám sát pháp luật và nhân quyền của Quốc hội Indonesia Eva Kusuma Sundari cũng khẳng định tầm quan trọng của việc phê chuẩn Quy chế Rome, khi không chỉ nhằm chấm dứt các hành vi xâm phạm hay lạm dụng nhân quyền, mà còn buộc tất cả các viên chức nhà nước phải cân nhắc và suy nghĩ thận trọng trước những lời nói và hành động của mình liên quan đến quyền con người.
Năm 2004, Tổng thống Indonesia khi đó là bà Megawati Soekarnoputri đã cam kết sẽ phê chuẩn Quy chế Rome, và tháng 2/2007 Chính phủ và Quốc hội nước đã đồng ý phê chuẩn Quy chế Rome vào năm 2008, tuy nhiên vì nhiều lý do việc phê chuẩn đã bị trì hoãn cho đến nay.
Tính đến tháng 2/2013 đã có 121 quốc gia thành viên Liên hợp quốc là thành viên của Quy chế Rome và không ít hơn 31 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước này./.
Indonesia cử một phái đoàn bao gồm các quan chức chính phủ và đại diện các tổ chức bảo vệ quyền con người nổi tiếng trong nước, do Thứ trưởng Bộ Luật pháp và Nhân quyền Denny Indrayana thăm và làm việc tại Hà Lan, gặp gỡ với các cơ quan có liên quan tại đây để nghiên cứu tất cả các quy trình cần thiết cho việc phê chuẩn.
Phát biểu với giới truyền thông, Thứ trưởng Denny Indrayana cho biết đoàn sẽ thăm ICC ở Hague và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến khía cạnh học thuật cũng như các thủ tục hành chính và kỹ thuật cần thiết cho việc phê chuẩn Quy chế Rome.
Thứ trưởng Denny Indrayana nhấn mạnh rằng với việc phê chuẩn và đưa vào thực hiện Quy chế Rome, Indonesia sẽ có một công cụ luật pháp mạnh mẽ như là một cơ sở để duy trì công lý và nhân quyền trong nước, đồng thời nó cũng sẽ phản ánh cam kết duy trì hòa bình trong nước và quốc tế của Indonesia như đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1945.
Đại diện Ủy ban III giám sát pháp luật và nhân quyền của Quốc hội Indonesia Eva Kusuma Sundari cũng khẳng định tầm quan trọng của việc phê chuẩn Quy chế Rome, khi không chỉ nhằm chấm dứt các hành vi xâm phạm hay lạm dụng nhân quyền, mà còn buộc tất cả các viên chức nhà nước phải cân nhắc và suy nghĩ thận trọng trước những lời nói và hành động của mình liên quan đến quyền con người.
Năm 2004, Tổng thống Indonesia khi đó là bà Megawati Soekarnoputri đã cam kết sẽ phê chuẩn Quy chế Rome, và tháng 2/2007 Chính phủ và Quốc hội nước đã đồng ý phê chuẩn Quy chế Rome vào năm 2008, tuy nhiên vì nhiều lý do việc phê chuẩn đã bị trì hoãn cho đến nay.
Tính đến tháng 2/2013 đã có 121 quốc gia thành viên Liên hợp quốc là thành viên của Quy chế Rome và không ít hơn 31 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn công ước này./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)