Nhằm tăng cường thực hiện chiến lược phát triển một nền kinh tế “xanh,” Indonesia đang tích cực triển khai chương trình phát triển các nguồn năng lượng tái tạo thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.
Trong khuôn khổ chương trình nói trên, Chính phủ Indonesia đã phân bổ từ ngân sách 400 tỷ rupiah cho các dự án phát triển tế bào năng lượng Mặt Trời trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia Jero Wacik nói rằng nước này sẽ dành ưu tiên cho việc phát triển các tế bào năng lượng Mặt Trời như một nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn, bao gồm cả sự gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thúc đẩy du lịch tại các khu vực gần các trạm điện năng lượng Mặt Trời.
Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng, Năng lượng mới và tái tạo, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết thêm rằng khoản chi ngân sách 400 tỷ rupiah nói trên sẽ được sử dụng để lắp đặt các trạm tế bào năng lượng Mặt Trời tại 120 khu vực khác nhau trên cả nước, với tổng công suất của 8 MWp (mega watt photovoltaic), có thể cung cấp điện cho hơn 10.300 hộ gia đình.
Trong năm 2012, đã có 117 khu vực ở Indonesia được lắp đặt trạm điện năng lượng Mặt Trời với tổng công suất 4,8 MWp.
Trạm phát điện mới nhất từ tế bào năng lượng Mặt Trời của Indonesia vừa được đưa vào hoạt động tại huyện Karangasem, tỉnh đảo Bali ngày 25/2./.
Trong khuôn khổ chương trình nói trên, Chính phủ Indonesia đã phân bổ từ ngân sách 400 tỷ rupiah cho các dự án phát triển tế bào năng lượng Mặt Trời trong năm nay.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia Jero Wacik nói rằng nước này sẽ dành ưu tiên cho việc phát triển các tế bào năng lượng Mặt Trời như một nguồn năng lượng tái tạo giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn, bao gồm cả sự gia tăng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thúc đẩy du lịch tại các khu vực gần các trạm điện năng lượng Mặt Trời.
Tổng vụ trưởng Bảo tồn năng lượng, Năng lượng mới và tái tạo, Bộ Năng lượng và Khoáng sản Indonesia, Rida Mulyana cho biết thêm rằng khoản chi ngân sách 400 tỷ rupiah nói trên sẽ được sử dụng để lắp đặt các trạm tế bào năng lượng Mặt Trời tại 120 khu vực khác nhau trên cả nước, với tổng công suất của 8 MWp (mega watt photovoltaic), có thể cung cấp điện cho hơn 10.300 hộ gia đình.
Trong năm 2012, đã có 117 khu vực ở Indonesia được lắp đặt trạm điện năng lượng Mặt Trời với tổng công suất 4,8 MWp.
Trạm phát điện mới nhất từ tế bào năng lượng Mặt Trời của Indonesia vừa được đưa vào hoạt động tại huyện Karangasem, tỉnh đảo Bali ngày 25/2./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)