Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, nhằm kiềm chế lạm phát sau khi chính phủ quyết định tăng giá nhiên liệu được trợ giá từ ngày 15/6, Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) ngày 11/7 đã quyết định nâng lãi suất cơ bản, từ 6% lên 6,5%.
Đây là lần tăng lãi suất thứ hai trong nửa đầu năm nay của BI, từ mức thấp 5,75% được áp dụng 16 tháng liên tục, và tăng cao gấp đôi so với lần tăng lãi suất thứ nhất (lên 6%).
Thống đốc BI, nguyên Bộ trưởng Tài chính Indonesia Agus Martowardojo cho biết việc tăng lãi suất là cần thiết để đảm bảo kiểm soát lạm phát, bởi với tốc độ gia tăng lạm phát hiện nay, tỷ lệ lạm phát của nước này vào cuối năm nay có thể lên tới 7,4-8%, trong đó riêng ngành giao thông vận tải có mức tăng lạm phát trung bình tới 33% sau khi chính phủ áp dụng mức giá nhiên liệu được trợ giá mới, chưa kể ảnh hưởng của biến động về giá lương thực thực phẩm..
Thống đốc Agus Martowardojo nói rằng BI sẽ tăng cường các biện pháp kết hợp với các chính sách của chính phủ nhằm trước hết đảm bảo ổn định tý giá của đồng nội tệ rupiah, duy trì tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối, cải thiện cung cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, giảm thiểu áp lực lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc BI Halim Alamsyah lạc quan cho rằng lạm phát sẽ trở lại bình thường trong tháng Chín tới, bởi dòng vốn từ bên ngoài đã lại bắt đầu đổ trở lại vào Indonesia thông qua thị trường trái phiếu và vốn, do các nhà đầu tư tin tưởng nước này sẽ kiểm soát được lạm phát sau quyết đinh tăng giá nhiên liệu được trợ giá và đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6% trong năm nay.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng Sáu là 1,03 %, trong 6 tháng đầu năm nay là 3,35%, hay 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Đây là lần tăng lãi suất thứ hai trong nửa đầu năm nay của BI, từ mức thấp 5,75% được áp dụng 16 tháng liên tục, và tăng cao gấp đôi so với lần tăng lãi suất thứ nhất (lên 6%).
Thống đốc BI, nguyên Bộ trưởng Tài chính Indonesia Agus Martowardojo cho biết việc tăng lãi suất là cần thiết để đảm bảo kiểm soát lạm phát, bởi với tốc độ gia tăng lạm phát hiện nay, tỷ lệ lạm phát của nước này vào cuối năm nay có thể lên tới 7,4-8%, trong đó riêng ngành giao thông vận tải có mức tăng lạm phát trung bình tới 33% sau khi chính phủ áp dụng mức giá nhiên liệu được trợ giá mới, chưa kể ảnh hưởng của biến động về giá lương thực thực phẩm..
Thống đốc Agus Martowardojo nói rằng BI sẽ tăng cường các biện pháp kết hợp với các chính sách của chính phủ nhằm trước hết đảm bảo ổn định tý giá của đồng nội tệ rupiah, duy trì tính thanh khoản trên thị trường ngoại hối, cải thiện cung cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, giảm thiểu áp lực lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, Phó Thống đốc BI Halim Alamsyah lạc quan cho rằng lạm phát sẽ trở lại bình thường trong tháng Chín tới, bởi dòng vốn từ bên ngoài đã lại bắt đầu đổ trở lại vào Indonesia thông qua thị trường trái phiếu và vốn, do các nhà đầu tư tin tưởng nước này sẽ kiểm soát được lạm phát sau quyết đinh tăng giá nhiên liệu được trợ giá và đảm bảo đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 6% trong năm nay.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lạm phát của nước này trong tháng Sáu là 1,03 %, trong 6 tháng đầu năm nay là 3,35%, hay 5,9% so với cùng kỳ năm ngoái./.
(TTXVN)