Với chiến lược phát triển mới từng bước thoát khỏi thị trường lao động giá rẻ, hướng tới một nền kinh tế xanh bền vững và tạo giá trị gia tăng cao, Indonesia sẽ phải đối mặt với khả năng thất nghiệp gia tăng.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, để đối phó với thách thức trên, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã quyết định thành lập một cơ quan đặc trách mới có nhiệm vụ thúc đẩy tạo ra việc làm.
Cơ quan này gồm các quan chức cấp cao trong các lĩnh vực có liên quan, và do Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Hatta Rajasa trực tiếp phụ trách.
Bộ trưởng Hatta Rajasa cho biết cơ quan đặc trách nói trên sẽ là cơ quan đầu mối của chính phủ về vấn đề tạo việc làm, có nhiệm vụ lâu dài cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy các ngành sử dụng nhiều lao động thông qua việc cung cấp các ưu đãi về mặt tài chính, và nhiệm vụ trước mắt là hoàn thành mục tiêu của chính phủ tạo ra 1 triệu việc làm mới trong năm 2012.
Tuy nhiên, ông Hata thừa nhận đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, bởi theo số liệu tổng hợp của chính phủ cho đến tháng 11 mới có trên 500.000 việc làm mới. Trong khi quyết định nâng đáng kể mức lương tối thiểu ở nhiều tỉnh, thành phố từ đầu năm tới đang đe dọa nguy cơ xảy ra tình trạng sa thải nhân công hàng loạt.
Hiệp hội các chủ sử dụng lao động Indonesia (Apindo) cảnh báo rằng chỉ riêng Jakarta có thể sẽ có ít nhất 10.000 công nhân bị mất việc làm trong năm tới khi chính quyền thủ đô thực hiện mức lương tối thiểu mới 2,2 triệu rupia (229,05 USD), tăng 44% so với hiện nay. Apindo cũng kêu gọi chính phủ nâng lương của công chức, nhân viên cảnh sát và binh sĩ trên toàn quốc hiện thấp hơn đáng kể so với so với mức lương tối thiểu của chính quyền Jakarta.
Phát biểu tại cuộc họp thông báo quyết định thành lập cơ quan đặc trách mới về việc làm hôm 3/12, Tổng thống Yudhoyono đã trao nhiệm vụ cho Bộ trưởng các Bộ Điều phối Kinh tế, Tài chính, Nguồn nhân lực và Di cư, Doanh nghiệp Nhà nước và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc gia Indonesia phải có các biện pháp và kế hoạch, đồng thời bảo vệ lợi ích của các chủ lao động, ngăn chặn khả năng xảy ra việc sa thải nhân công hàng loạt của các doanh nghiệp, và tiếp tục duy trì thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh rằng tỷ lệ thất nghiệp 6,9% hiện nay của Indonesia là tương tốt so với hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong đó có những nước tỷ lệ thất nghiệp tới 25%. Tuy nhiên, Indonesia cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 5% vào năm 2014./.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, để đối phó với thách thức trên, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã quyết định thành lập một cơ quan đặc trách mới có nhiệm vụ thúc đẩy tạo ra việc làm.
Cơ quan này gồm các quan chức cấp cao trong các lĩnh vực có liên quan, và do Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Hatta Rajasa trực tiếp phụ trách.
Bộ trưởng Hatta Rajasa cho biết cơ quan đặc trách nói trên sẽ là cơ quan đầu mối của chính phủ về vấn đề tạo việc làm, có nhiệm vụ lâu dài cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy các ngành sử dụng nhiều lao động thông qua việc cung cấp các ưu đãi về mặt tài chính, và nhiệm vụ trước mắt là hoàn thành mục tiêu của chính phủ tạo ra 1 triệu việc làm mới trong năm 2012.
Tuy nhiên, ông Hata thừa nhận đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, bởi theo số liệu tổng hợp của chính phủ cho đến tháng 11 mới có trên 500.000 việc làm mới. Trong khi quyết định nâng đáng kể mức lương tối thiểu ở nhiều tỉnh, thành phố từ đầu năm tới đang đe dọa nguy cơ xảy ra tình trạng sa thải nhân công hàng loạt.
Hiệp hội các chủ sử dụng lao động Indonesia (Apindo) cảnh báo rằng chỉ riêng Jakarta có thể sẽ có ít nhất 10.000 công nhân bị mất việc làm trong năm tới khi chính quyền thủ đô thực hiện mức lương tối thiểu mới 2,2 triệu rupia (229,05 USD), tăng 44% so với hiện nay. Apindo cũng kêu gọi chính phủ nâng lương của công chức, nhân viên cảnh sát và binh sĩ trên toàn quốc hiện thấp hơn đáng kể so với so với mức lương tối thiểu của chính quyền Jakarta.
Phát biểu tại cuộc họp thông báo quyết định thành lập cơ quan đặc trách mới về việc làm hôm 3/12, Tổng thống Yudhoyono đã trao nhiệm vụ cho Bộ trưởng các Bộ Điều phối Kinh tế, Tài chính, Nguồn nhân lực và Di cư, Doanh nghiệp Nhà nước và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc gia Indonesia phải có các biện pháp và kế hoạch, đồng thời bảo vệ lợi ích của các chủ lao động, ngăn chặn khả năng xảy ra việc sa thải nhân công hàng loạt của các doanh nghiệp, và tiếp tục duy trì thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài.
Tổng thống Yudhoyono nhấn mạnh rằng tỷ lệ thất nghiệp 6,9% hiện nay của Indonesia là tương tốt so với hầu hết các nền kinh tế phát triển, trong đó có những nước tỷ lệ thất nghiệp tới 25%. Tuy nhiên, Indonesia cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống 5% vào năm 2014./.
(TTXVN)