Trong bối cảnh những biện pháp trừng phạt của phương Tây đang bóp ngẹt nền kinh tế Iran, quốc gia Hồi giáo này đang nỗ lực vươn tới châu Á và coi đây là "phao cứu sinh" quan trọng mới.
Trong một cuộc họp tại Azerbaijan gần đây, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã nhắc người đồng cấp Kazakhstan về tuyến đường sắt nối trung tâm Trung Á với các cảng biển Iran.
Tại một cuộc họp khác ở Kuwait, ông cũng đàm phán với nhà lãnh đạo của Tajikistan về việc thúc đẩy trao đổi thương mại song phương.
Trong nhiều tháng trở lại đây, phương Tây đã tốn nhiều công sức để ngăn Iran bán dầu mỏ cho các quốc gia "khát" năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước tình hình này, Iran đang tìm cách mở lại “con đường tơ lụa” nối Trung Quốc và Trung Đông. Đây có thể xem là những bước đầu tiên để Iran đa dạng hóa nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Tehran đánh giá hoạt động thương mại của Iran tại Trung Á vẫn còn nhỏ bé so với doanh số bán dầu mỏ của Iran sang các nền kinh tế lớn của khu vực.
Tổng thống Ahmadinejad khẳng định nền kinh tế Iran đủ mạnh để phát triển mà không cần đến doanh thu từ khai thác dầu mỏ.
Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng tại Dubai, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Rostam Qasemi, cho biết nước này có kế hoạch đầu tư vào năng lượng Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Theo các nhà quan sát, Iran đang tham vọng biến vùng Trung Á thành thị trường then chốt cho các ngành công nghiệp xây dựng và công nghệ của mình; còn các nước trong Liên Xô cũ có thể hướng ra biển thông qua các cảng của Iran.
Tháng 8/2012, nhà chế tạo "xế hộp" Khodro ở Iran đã thông báo kế hoạch thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang Kazakhstan và Turkmenistan. Tại Tajikistan, các công ty xây dựng của Iran là những nhà thầu chính trong các dự án thủy điện và một đường hầm trị giá 39 triệu USD, nối thủ đô Dushanbe và phía Bắc Tajikistan./.
Trong một cuộc họp tại Azerbaijan gần đây, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã nhắc người đồng cấp Kazakhstan về tuyến đường sắt nối trung tâm Trung Á với các cảng biển Iran.
Tại một cuộc họp khác ở Kuwait, ông cũng đàm phán với nhà lãnh đạo của Tajikistan về việc thúc đẩy trao đổi thương mại song phương.
Trong nhiều tháng trở lại đây, phương Tây đã tốn nhiều công sức để ngăn Iran bán dầu mỏ cho các quốc gia "khát" năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước tình hình này, Iran đang tìm cách mở lại “con đường tơ lụa” nối Trung Quốc và Trung Đông. Đây có thể xem là những bước đầu tiên để Iran đa dạng hóa nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Tehran đánh giá hoạt động thương mại của Iran tại Trung Á vẫn còn nhỏ bé so với doanh số bán dầu mỏ của Iran sang các nền kinh tế lớn của khu vực.
Tổng thống Ahmadinejad khẳng định nền kinh tế Iran đủ mạnh để phát triển mà không cần đến doanh thu từ khai thác dầu mỏ.
Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng tại Dubai, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Rostam Qasemi, cho biết nước này có kế hoạch đầu tư vào năng lượng Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Theo các nhà quan sát, Iran đang tham vọng biến vùng Trung Á thành thị trường then chốt cho các ngành công nghiệp xây dựng và công nghệ của mình; còn các nước trong Liên Xô cũ có thể hướng ra biển thông qua các cảng của Iran.
Tháng 8/2012, nhà chế tạo "xế hộp" Khodro ở Iran đã thông báo kế hoạch thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang Kazakhstan và Turkmenistan. Tại Tajikistan, các công ty xây dựng của Iran là những nhà thầu chính trong các dự án thủy điện và một đường hầm trị giá 39 triệu USD, nối thủ đô Dushanbe và phía Bắc Tajikistan./.
Trà My (TTXVN)