Cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya (quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ tư "lục địa Đen," đồng thời cũng là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ-OPEC) vô hình chung đã tạo điều kiện để Iran bán được nhiều dầu thô hơn, trong bối cảnh Tehran đang gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ do các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây.
Ước tính, bất ổn tại Libya đã làm sản lượng dầu mỏ của nước này giảm từ 500.000-1,2 triệu thùng/ngày so với tổng sản lượng 1,6 triệu thùng/ngày trước đó.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Iran đang được lợi từ sự sụt giảm sản lượng dầu mỏ của Libya. Công ty lọc dầu Saras SpA của Italy đang chuyển từ nguồn cung truyền thống Libya sang Iran và một số quốc gia khác như Kazakhstan, Azerbaijan hay Algeria.
Trên thực tế, biện pháp trừng phạt tài chính-kinh tế của Mỹ và phương Tây nhằm vào Iran xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này khiến Tehran gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hệ quả là, nhiều công ty dầu mỏ quốc tế không sẵn sàng hoặc không thể tiếp cận nguồn dầu mỏ từ Iran, tuy nhiên không ít công ty từ châu Âu và châu Á "không ngại" lệnh trừng phạt này.
Nguồn tin từ Bộ Dầu mỏ Iran khẳng định rằng thế giới cần nguồn cung dầu mỏ từ Iran và quốc gia này sẵn sàng triển khai các biện pháp phối hợp với các thành viên OPEC khác để ổn định nguồn cung.
Mặc dù nguồn dầu từ Libya có chất lượng cao và hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thấp (ngọt nhẹ), trong khi dầu của Iran có chất lượng thấp hơn, song lựa chọn Iran thay thế cho Libya là ý tưởng khả thi, bởi nguồn cung dầu sẵn có và gần thị trường châu Âu. Hiện Iran đang trữ một khối lượng lớn dầu trong các bể chứa ngoài khơi, một số tại Vịnh Persia và một số tại Địa Trung Hải.
Theo khảo sát của hãng tin Reuters, sản lượng dầu mỏ của Iran trong tháng Một năm nay là 3,64 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 3,67 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2010.
Thứ trưởng Dầu mỏ Iran Ahmad Ghalebani cho biết quốc gia này sẽ tôn trọng các mục tiêu sản lượng với tư cách là một thành viên OPEC./.
Ước tính, bất ổn tại Libya đã làm sản lượng dầu mỏ của nước này giảm từ 500.000-1,2 triệu thùng/ngày so với tổng sản lượng 1,6 triệu thùng/ngày trước đó.
Nhiều nhà phân tích cho rằng Iran đang được lợi từ sự sụt giảm sản lượng dầu mỏ của Libya. Công ty lọc dầu Saras SpA của Italy đang chuyển từ nguồn cung truyền thống Libya sang Iran và một số quốc gia khác như Kazakhstan, Azerbaijan hay Algeria.
Trên thực tế, biện pháp trừng phạt tài chính-kinh tế của Mỹ và phương Tây nhằm vào Iran xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này khiến Tehran gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hệ quả là, nhiều công ty dầu mỏ quốc tế không sẵn sàng hoặc không thể tiếp cận nguồn dầu mỏ từ Iran, tuy nhiên không ít công ty từ châu Âu và châu Á "không ngại" lệnh trừng phạt này.
Nguồn tin từ Bộ Dầu mỏ Iran khẳng định rằng thế giới cần nguồn cung dầu mỏ từ Iran và quốc gia này sẵn sàng triển khai các biện pháp phối hợp với các thành viên OPEC khác để ổn định nguồn cung.
Mặc dù nguồn dầu từ Libya có chất lượng cao và hàm lượng lưu huỳnh trong dầu thấp (ngọt nhẹ), trong khi dầu của Iran có chất lượng thấp hơn, song lựa chọn Iran thay thế cho Libya là ý tưởng khả thi, bởi nguồn cung dầu sẵn có và gần thị trường châu Âu. Hiện Iran đang trữ một khối lượng lớn dầu trong các bể chứa ngoài khơi, một số tại Vịnh Persia và một số tại Địa Trung Hải.
Theo khảo sát của hãng tin Reuters, sản lượng dầu mỏ của Iran trong tháng Một năm nay là 3,64 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 3,67 triệu thùng/ngày trong tháng 12/2010.
Thứ trưởng Dầu mỏ Iran Ahmad Ghalebani cho biết quốc gia này sẽ tôn trọng các mục tiêu sản lượng với tư cách là một thành viên OPEC./.
Việt Khoa (TTXVN/Vietnam+)