Ngày 7/6, trong phát biểu khai mạc hội nghị Ban giám đốc 35 quốc gia thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Yukiya Amano, giám đốc IAEA đã mô tả Iran là một "trường hợp đặc biệt" trong quá trình của cơ quan này giám sát hoạt động phát triển hạt nhân.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh các nước phương Tây cáo buộc Iran đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo bom hạt nhân, điều mà Tehran cực lực phản đối.
Sau bảy năm tăng cường điều tra đối với hoạt động hạt nhân của Iran, IAEA vẫn chưa thể một lần khẳng định với thế giới rằng hoạt động hạt nhân của nước Cộng hòa hồi giáo này có thực sự hòa bình như những gì Tehran tuyên bố hay không.
Trong khi đó Iran vẫn khẳng định rằng trường hợp của họ cần phải được IAEA đối xử bình đẳng như vấn đề của các nước thành viên khác.
Ông Amano coi Iran là một "trường hợp đặc biệt" vì trong những góc độ khác nhau của các vấn đề đang tồn tại có liên quan đến quy mô khả năng quân sự đối với chương trình hạt nhân trên.
Trong báo cáo mới nhất của IAEA về Iran được chuyển đến các nước thành viên vào cuối tuần trước, IAEA nhận định Tehran đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động làm giàu urani gây tranh cãi của mình bất chấp các lệnh trừng phạt hiện có của Liên hiệp quốc, và hiện nay Iran thậm chí còn đang sản xuất urani làm giàu ở các cấp độ tinh khiết cao hơn. IAEA vẫn quan tâm tới nhu cầu thực chất về tham vọng hạt nhân của Iran.
Theo ông Amano, việc IAEA chưa thể khẳng định được tất cả các nguyên liệu hạt nhân tại Iran có phải vì mục đích hòa bình hay không là do Iran đã không đáp ứng sự hợp tác cần thiết để IAEA có thể đưa ra kết luận.
Hiện IAEA vẫn đang đợi phản ứng chính thức từ Mỹ, Pháp và Nga đối với đề xuất trao đổi nguyên liệu hạt nhân của Iran với Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil./.
Nhận định trên được đưa ra trong bối cảnh các nước phương Tây cáo buộc Iran đang trong quá trình nghiên cứu chế tạo bom hạt nhân, điều mà Tehran cực lực phản đối.
Sau bảy năm tăng cường điều tra đối với hoạt động hạt nhân của Iran, IAEA vẫn chưa thể một lần khẳng định với thế giới rằng hoạt động hạt nhân của nước Cộng hòa hồi giáo này có thực sự hòa bình như những gì Tehran tuyên bố hay không.
Trong khi đó Iran vẫn khẳng định rằng trường hợp của họ cần phải được IAEA đối xử bình đẳng như vấn đề của các nước thành viên khác.
Ông Amano coi Iran là một "trường hợp đặc biệt" vì trong những góc độ khác nhau của các vấn đề đang tồn tại có liên quan đến quy mô khả năng quân sự đối với chương trình hạt nhân trên.
Trong báo cáo mới nhất của IAEA về Iran được chuyển đến các nước thành viên vào cuối tuần trước, IAEA nhận định Tehran đang tiếp tục đẩy mạnh hoạt động làm giàu urani gây tranh cãi của mình bất chấp các lệnh trừng phạt hiện có của Liên hiệp quốc, và hiện nay Iran thậm chí còn đang sản xuất urani làm giàu ở các cấp độ tinh khiết cao hơn. IAEA vẫn quan tâm tới nhu cầu thực chất về tham vọng hạt nhân của Iran.
Theo ông Amano, việc IAEA chưa thể khẳng định được tất cả các nguyên liệu hạt nhân tại Iran có phải vì mục đích hòa bình hay không là do Iran đã không đáp ứng sự hợp tác cần thiết để IAEA có thể đưa ra kết luận.
Hiện IAEA vẫn đang đợi phản ứng chính thức từ Mỹ, Pháp và Nga đối với đề xuất trao đổi nguyên liệu hạt nhân của Iran với Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil./.
(TTXVN/Vietnam+)