Phó Tổng thống kiêm Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử của Iran, ông Ali Akbar Salehi, ngày 16/8 thông báo Tehran sẽ bắt đầu xây dựng nhà máy làm giàu urani thứ ba vào đầu năm 2011, bất chấp việc các cường quốc trên thế giới đã áp đặt những biện pháp trừng phạt mới đối với Tehran về chương trình hạt nhân của nước này.
Kênh truyền hình Nhà nước Iran dẫn lời ông Salehi tối 15/8, cho biết việc tìm kiếm địa điểm cho 10 cơ sở làm giàu urani mới đã hoàn tất và "công tác xây dựng một trong những cơ sở này sẽ bắt đầu vào cuối năm hiện hành theo lịch Iran (kết thúc vào tháng 3/2011).
Iran đã làm giàu urani tại nhà máy chính của nước này ở thành phố miền Trung Natanz và đang xây dựng cơ sở làm giàu thứ hai trong lòng một ngọn núi tại Fordo, phía Tây Nam của Tehran, nhằm tránh nguy cơ bị không kích.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Truyền thông Iran Reza Taghipour cho biết nước này sẽ hoãn việc phóng vệ tinh tự tạo thứ hai của nước này mang tên Rasad 1 (Sự quan sát) lên quỹ đạo.
Theo quyết định, Rasad 1 sẽ được phóng lên quỹ đạo vũ trụ vào tháng 3/2011, thay vì vào cuối tháng này như dự kiến. Rasad 1 có nhiệm vụ truyền phát hình ảnh và các thông tin dự báo thời tiết.
Phát triển khoa học, trong đó có chương trình nghiên cứu vũ trụ, là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Nhà lãnh đạo quốc gia Hồi giáo khẳng định Iran đã đạt được tiến bộ đỉnh cao bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế và không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp của nước ngoài nữa.
Tháng 2/2009, Iran đã phóng thành công vệ tinh tự tạo đầu tiên mang tên Omid (Hy vọng) lên quỹ đạo, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tên lửa Safir-2 mang Omid cũng được chế tạo trong nước, dài khoảng 22m, nặng hơn 26 tấn và đường kính dài 1,25m. Tên lửa này có khả năng phóng chính xác một vệ tinh nhẹ vào không gian và định vị nó trong quỹ đạo Trái Đất.
Hồi tháng Hai vừa qua, nước Cộng hòa Hồi giáo này đã tiết lộ các thông tin chi tiết về ba mẫu vệ tinh đang được nghiên cứu phát triển là Toloo (Bình minh), Navid (Tin tức tốt lành) và vệ tinh viễn thông Mesbah-2 (Đèn lồng).
Tehran cũng đang phát triển tên lửa ba tầng, đồng thời hướng tới mục tiêu đưa người lên vũ trụ vào năm 2019.
Việc Iran chế tạo tên lửa đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại trong bối cảnh các tranh cãi xung quanh tham vọng hạt nhân của Tehran vẫn chưa có hồi kết.
Các nước phương Tây nghi ngờ rằng Iran đang bí mật xây dựng một kho vũ khí hạt nhân, đồng thời lo ngại rằng công nghệ đưa vệ tinh lên vũ trụ có thể được ứng dụng để phát triển các tên lửa đạn đạo tầm xa mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Iran kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định rằng nước này có quyền phát triển công nghệ như nhiều nước khác và chương trình hạt nhân của Tehran là nhằm mục đích hòa bình./.
Kênh truyền hình Nhà nước Iran dẫn lời ông Salehi tối 15/8, cho biết việc tìm kiếm địa điểm cho 10 cơ sở làm giàu urani mới đã hoàn tất và "công tác xây dựng một trong những cơ sở này sẽ bắt đầu vào cuối năm hiện hành theo lịch Iran (kết thúc vào tháng 3/2011).
Iran đã làm giàu urani tại nhà máy chính của nước này ở thành phố miền Trung Natanz và đang xây dựng cơ sở làm giàu thứ hai trong lòng một ngọn núi tại Fordo, phía Tây Nam của Tehran, nhằm tránh nguy cơ bị không kích.
Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Truyền thông Iran Reza Taghipour cho biết nước này sẽ hoãn việc phóng vệ tinh tự tạo thứ hai của nước này mang tên Rasad 1 (Sự quan sát) lên quỹ đạo.
Theo quyết định, Rasad 1 sẽ được phóng lên quỹ đạo vũ trụ vào tháng 3/2011, thay vì vào cuối tháng này như dự kiến. Rasad 1 có nhiệm vụ truyền phát hình ảnh và các thông tin dự báo thời tiết.
Phát triển khoa học, trong đó có chương trình nghiên cứu vũ trụ, là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad. Nhà lãnh đạo quốc gia Hồi giáo khẳng định Iran đã đạt được tiến bộ đỉnh cao bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế và không còn phụ thuộc vào sự trợ giúp của nước ngoài nữa.
Tháng 2/2009, Iran đã phóng thành công vệ tinh tự tạo đầu tiên mang tên Omid (Hy vọng) lên quỹ đạo, nhân dịp kỷ niệm 30 năm Cách mạng Hồi giáo Iran.
Tên lửa Safir-2 mang Omid cũng được chế tạo trong nước, dài khoảng 22m, nặng hơn 26 tấn và đường kính dài 1,25m. Tên lửa này có khả năng phóng chính xác một vệ tinh nhẹ vào không gian và định vị nó trong quỹ đạo Trái Đất.
Hồi tháng Hai vừa qua, nước Cộng hòa Hồi giáo này đã tiết lộ các thông tin chi tiết về ba mẫu vệ tinh đang được nghiên cứu phát triển là Toloo (Bình minh), Navid (Tin tức tốt lành) và vệ tinh viễn thông Mesbah-2 (Đèn lồng).
Tehran cũng đang phát triển tên lửa ba tầng, đồng thời hướng tới mục tiêu đưa người lên vũ trụ vào năm 2019.
Việc Iran chế tạo tên lửa đã khiến cộng đồng quốc tế lo ngại trong bối cảnh các tranh cãi xung quanh tham vọng hạt nhân của Tehran vẫn chưa có hồi kết.
Các nước phương Tây nghi ngờ rằng Iran đang bí mật xây dựng một kho vũ khí hạt nhân, đồng thời lo ngại rằng công nghệ đưa vệ tinh lên vũ trụ có thể được ứng dụng để phát triển các tên lửa đạn đạo tầm xa mang theo đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Iran kiên quyết bác bỏ mọi cáo buộc, khẳng định rằng nước này có quyền phát triển công nghệ như nhiều nước khác và chương trình hạt nhân của Tehran là nhằm mục đích hòa bình./.
(TTXVN/Vietnam+)