Iraq kiến nghị tòa án Mỹ thi hành phán quyết trọng tài với Thổ Nhĩ Kỳ

Iraq đã kiến nghị một tòa án của Mỹ thi hành phán quyết trọng tài chống lại Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc xuất khẩu dầu mỏ của Iraq thông qua một đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Iraq kiến nghị tòa án Mỹ thi hành phán quyết trọng tài với Thổ Nhĩ Kỳ ảnh 1Một nhà máy lọc dầu ở Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, Iraq đã kiến nghị một tòa án của Mỹ thi hành phán quyết trọng tài chống lại Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc xuất khẩu dầu mỏ của Iraq thông qua một đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo phán quyết trọng tài do Tòa Trọng tài của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đưa ra vào tháng trước, Iraq đã được bồi thường thiệt hại trong vụ kiện mà Baghdad cáo buộc Ankara cho phép chính quyền khu vực người Kurd (KRG) xuất khẩu dầu mỏ mà không có sự đồng ý của Chính phủ Iraq trong giai đoạn 2014-2018.

[Iraq nối lại xuất khẩu dầu mỏ qua Khu tự trị người Kurd ở miền Bắc]

Đơn kiến nghị của Iraq, được đệ trình lên một tòa án ở thủ đô Washington của Mỹ, đề nghị tòa án "công nhận, xác nhận và thi hành phán quyết cuối cùng do tòa trọng tài ban hành."

Phán quyết trọng tài đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngừng bơm nguồn dầu mỏ, tương đương khoảng 0,5% nguồn cung toàn cầu, qua đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của nước này.

Chính phủ Iraq coi việc KRG xuất khẩu dầu mỏ tới cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ là bất hợp pháp.

Tuần trước, Chính phủ liên bang Iraq và KRG đã ký thỏa thuận tạm thời cho phép nối lại hoạt động xuất khẩu dầu từ miền Bắc Iraq tới cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng hoạt động này vẫn chưa bắt đầu.

Hãng Reuters dẫn các nguồn tin cho hay Thổ Nhĩ Kỳ muốn vụ kiện liên quan đến giai đoạn từ năm 2018 trở về trước phải được giải quyết trước khi mở lại đường ống.

Ngày 25/3, Iraq thông báo đã thắng vụ kiện trọng tài trước Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ được yêu cầu phải trả cho Iraq khoản lợi nhuận trước thuế trị giá khoảng 1,5 tỷ USD giai đoạn 2014-2018.

Vụ kiện diễn ra từ năm 2014, Baghdad cáo buộc Ankara vi phạm thỏa thuận chung khi cho phép KRG xuất khẩu dầu thô đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.

Iraq coi hoạt động xuất khẩu dầu thô của KRG qua cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ là bất hợp pháp.

Lượng dầu bị ngừng xuất khẩu tương đương khoảng 0,5% nguồn cung dầu toàn cầu, nhưng động thái trên buộc các công ty dầu hoạt động trong khu vực ngừng sản xuất hoặc chuyển dầu vào kho dự trữ, khiến giá dầu tuần trước tăng lên gần 80 USD/thùng.

Các quan chức chính phủ Iraq cho biết theo thỏa thuận vừa đạt được, công ty tiếp thị thuộc sở hữu nhà nước Iraq SOMO sẽ có quyền tiếp thị và xuất khẩu dầu của KRG.

Doanh thu sẽ được gửi vào một tài khoản thuộc quyền kiểm soát của KRG tại Ngân hàng trung ương Iraq. Trong khi đó, chính quyền Baghdad sẽ có quyền truy cập để kiểm toán tài khoản này./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg. ( Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Hồ tiêu vào vụ, giá cao nhất trong gần 10 năm qua

Giá hồ tiêu đang tăng lên quanh mức 160.000 đồng/kg, cao nhất trong gần 10 năm qua, khiến nông dân phấn khởi, đặc biệt khi nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới được dự báo vẫn tiếp tục cao.