Ngày 9/6, Peace Now, một tổ chức phi chính phủ ở Israel, đã công bố báo cáo cho thấy hoạt động xây dựng các khu định cư Do Thái của chính quyền Israel trong quý I/2013 tại các khu vực chiếm đóng ở Bờ Tây đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm qua.
Tổ chức này dẫn số liệu thống kê được công bố vừa qua của Chính phủ Israel cho biết từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, đã có 865 ngôi nhà bắt đầu được xây dựng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 355% so với quý IV cùng năm.
Số liệu của Peace Now được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Karry sẽ có chuyến thăm Israel và Palestine trong ít ngày tới nhằm thúc đẩy các vòng đàm phán hòa bình Trung Đông. Trong khi đó, Palestine khẳng định chỉ quay trở lại bàn đàm phán khi nhà nước Do Thái chấm dứt các hoạt động xây dựng khu định cư trái phép ở Bờ Tây và thừa nhận đường biên giới trước năm 1967.
Cùng ngày, nội các Israel đã bỏ phiếu thông qua một dự luật nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân có liên quan đến các hoạt động hỗ trợ các tổ chức vũ trang ở trong và ngoài nước hay bị kết án tiến hành các hoạt động khủng bố.
"Dự luật chống khủng bố" được ủy ban lập pháp của chính phủ, do Bộ trưởng Tư pháp Tzipi Livni đứng đầu, thông qua nhằm vào các đối tượng cầm đầu, hỗ trợ hoặc cổ vũ các hoạt động khủng bố cũng như khuyến khích hoặc lôi kéo tổ chức các hoạt động bạo lực.
Theo dự luật này, mức án cao nhất cho các tội danh nói trên sẽ tăng từ 20 năm lên 30 năm, kể cả các án chung thân không được phóng thích trước thời hạn, đồng thời dự luật cũng cho phép các cơ quan thực thi pháp luật tăng thời gian giam giữ đối với các nghi phạm khủng bố lên 30 ngày.
Nếu được thông qua thành luật, Israel sẽ có quyền tịch thu tất cả tài sản của các tổ chức vũ trang nói trên, đồng thời từ chối cho phép các thành viên của các tổ chức này xuất cảnh nếu không có sự bảo lãnh.
Trong một diễn biến khác, theo số liệu của nhật báo Ha'aretz công bố cùng ngày, tổng kim ngạch xuất khẩu trang thiết bị quân sự của Israel đã tăng vọt lên 20%, đạt 7 tỷ USD, trong năm 2012. Trong đó, riêng hợp đồng cung cấp cho Italy 2 máy bay cảnh báo sớm cùng hệ thống điều khiển và 1 vệ tinh giám sát hồi năm ngoái đã mang về cho Tel Aviv 1 tỷ USD.
Mỹ và các nước EU hiện vẫn là các đối tác xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Israel, tiếp đó là các quốc gia trong khu vực Đông Nam á và Nam Mỹ.
Trong khi đó, phát biểu tại một hội thảo về an ninh mạng hôm 9/6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này đã xác định được mục tiêu của các vụ tấn công mạng được tiến hành từ Iran và các nhóm vũ trang Hezbollah và phong trào Hamas.
Ông Netanyahu cũng cho biết Israel đã tăng cường các biện pháp ngăn chặn các vụ tấn công nói trên đồng thời cho biết sẽ xây dựng một hệ thống "Vòm Sắt điện tử" trong tương lai.
Thời gian gần đây, Israel đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công mạng do các nhóm vũ trang tại Dải Gazda tiến hành, trong đó có cả các vụ tấn công của nhóm Anonymous làm sập hơn 700 trang điện tử của nước này hồi năm ngoái./.
Tổ chức này dẫn số liệu thống kê được công bố vừa qua của Chính phủ Israel cho biết từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, đã có 865 ngôi nhà bắt đầu được xây dựng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 355% so với quý IV cùng năm.
Số liệu của Peace Now được đưa ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ John Karry sẽ có chuyến thăm Israel và Palestine trong ít ngày tới nhằm thúc đẩy các vòng đàm phán hòa bình Trung Đông. Trong khi đó, Palestine khẳng định chỉ quay trở lại bàn đàm phán khi nhà nước Do Thái chấm dứt các hoạt động xây dựng khu định cư trái phép ở Bờ Tây và thừa nhận đường biên giới trước năm 1967.
Cùng ngày, nội các Israel đã bỏ phiếu thông qua một dự luật nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân có liên quan đến các hoạt động hỗ trợ các tổ chức vũ trang ở trong và ngoài nước hay bị kết án tiến hành các hoạt động khủng bố.
"Dự luật chống khủng bố" được ủy ban lập pháp của chính phủ, do Bộ trưởng Tư pháp Tzipi Livni đứng đầu, thông qua nhằm vào các đối tượng cầm đầu, hỗ trợ hoặc cổ vũ các hoạt động khủng bố cũng như khuyến khích hoặc lôi kéo tổ chức các hoạt động bạo lực.
Theo dự luật này, mức án cao nhất cho các tội danh nói trên sẽ tăng từ 20 năm lên 30 năm, kể cả các án chung thân không được phóng thích trước thời hạn, đồng thời dự luật cũng cho phép các cơ quan thực thi pháp luật tăng thời gian giam giữ đối với các nghi phạm khủng bố lên 30 ngày.
Nếu được thông qua thành luật, Israel sẽ có quyền tịch thu tất cả tài sản của các tổ chức vũ trang nói trên, đồng thời từ chối cho phép các thành viên của các tổ chức này xuất cảnh nếu không có sự bảo lãnh.
Trong một diễn biến khác, theo số liệu của nhật báo Ha'aretz công bố cùng ngày, tổng kim ngạch xuất khẩu trang thiết bị quân sự của Israel đã tăng vọt lên 20%, đạt 7 tỷ USD, trong năm 2012. Trong đó, riêng hợp đồng cung cấp cho Italy 2 máy bay cảnh báo sớm cùng hệ thống điều khiển và 1 vệ tinh giám sát hồi năm ngoái đã mang về cho Tel Aviv 1 tỷ USD.
Mỹ và các nước EU hiện vẫn là các đối tác xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Israel, tiếp đó là các quốc gia trong khu vực Đông Nam á và Nam Mỹ.
Trong khi đó, phát biểu tại một hội thảo về an ninh mạng hôm 9/6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết nước này đã xác định được mục tiêu của các vụ tấn công mạng được tiến hành từ Iran và các nhóm vũ trang Hezbollah và phong trào Hamas.
Ông Netanyahu cũng cho biết Israel đã tăng cường các biện pháp ngăn chặn các vụ tấn công nói trên đồng thời cho biết sẽ xây dựng một hệ thống "Vòm Sắt điện tử" trong tương lai.
Thời gian gần đây, Israel đã trở thành mục tiêu của các vụ tấn công mạng do các nhóm vũ trang tại Dải Gazda tiến hành, trong đó có cả các vụ tấn công của nhóm Anonymous làm sập hơn 700 trang điện tử của nước này hồi năm ngoái./.
(TTXVN)