Trung Quốc và các chính phủ khác có rất ít sự lựa chọn vì vậy sẽ phải tiếp tục mua trái phiếu chính phủ Mỹ kể cả sau khi Mỹ bị hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) đánh tụt hạng tín dụng.
Một số chính phủ như Đức và Australia có mức xếp hạng tín dụng cao hơn mức AA+ hiện nay của Mỹ, nhưng họ lại không bán đủ số trái phiếu để hút về hàng núi tiền mặt mà Trung Quốc, Nhật Bản và nước khác tích trữ.
Chuyển nắm giữ tiền sang chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng có thể bị biến động về chính trị và rủi ro cao giống như tình trạng hỗn loạn thị trường hiện nay.
Nhà kinh tế trưởng người Trung Quốc Jun Ma của Deutsche Bank nói: "Những lựa chọn khả thi rất ít. Một số thị trường quá nhỏ bé, số khác lại rủi ro hơn trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ."
Các chính phủ từ Trung Quốc đến Thụy Sĩ và Mexico đã đổ hàng tỷ USD thu từ xuất khẩu, bán dầu mỏ và các nguồn khác vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, nâng mức sở hữu trái phiếu Mỹ của nước ngoài lên 4.500 tỷ USD tính đến tháng Tư vừa qua.
Lượng trái phiếu Mỹ mà châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nắm giữ đã tăng lên trong thập niên qua khi thương mại bùng nổ và các ngân hàng trung ương tăng cường dự trữ để hạn chế tác động của những cú sốc như tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Trung Quốc trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ nhờ nắm giữ 1.100 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vì đã mua USD để điều chỉnh giá trị đồng Nhân dân tệ.
Cơn lũ tiền mặt đã giúp trang trải những khoản thâm hụt ngân sách của Mỹ nhưng lại làm gia tăng những quan ngại ở nước ngoài về việc chỉ dựa vào một loại tài sản và những lời kêu gọi các ngân hàng trung ương chuyển nắm giữ tiền mặt sang các trái phiếu khác, thậm chí là vàng hay hàng hóa như đồng.
Guan Jianzhong, Chủ tịch công ty xếp hạng tín dụng Trung Quốc Dagong Credit Rating Co., nói: "Tôi cho rằng chúng ta cần giảm mạnh việc nắm giữ trái phiếu Mỹ."
Thậm chí ngay trước khi cuộc khủng hoảng nợ mới đây ở Mỹ, Bắc Kinh đã nói rằng họ có kế hoạch chuyển một phần lớn trong số 3.200 tỷ USD dự trữ nước ngoài sang những tài sản khác để giảm sự phụ thuộc vào trái phiếu Mỹ.
Cơ cấu dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện vẫn là điều bí mật nhưng các nhà phân tích cho rằng có khoảng 60% là tài sản được định giá bằng USD, số còn lại phần lớn là bằng đồng euro và yen.
Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã khẳng định chiến lược đó sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ nhất trí nâng mức trần nợ công của Mỹ. Nhưng ông này không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ngân hàng này có thể đẩy nhanh tiến trình mà các nhà phân tích nói rằng có thể mất nhiều năm.
Lượng trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ nhiều tới mức nếu đột ngột bán ra một phần nhỏ cũng có thể làm rúng động các thị trường, tác động tới lãi suất và giá trị của đồng USD.
Việc này có thể mang lại kết quả ngược mong đợi bởi tác động tới kinh tế Mỹ và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Đối với những chính phủ khác, không có thị trường nào khác đủ lớn hoặc đủ ổn định để đáp ứng yêu cầu là một nơi trú ẩn ít rủi ro nhất.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines Diwa Duinigundo nói rằng trái phiếu Mỹ vẫn là hạng mục đầu tư an toàn vì nó vẫn được xếp hạng AA+.
Ngoài ra, đồng USD vẫn là đồng tiền quốc tế và tài sản bằng đồng USD vẫn có tính thanh khoản nhất.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Jong-ku, Hàn Quốc dự đoán sẽ không có những thay đổi đột ngột trong việc quản lý dự trữ ngoại tệ của nước này.
Hàn Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn thứ bảy thế giới và nắm giữ 32,5 tỷ USD trái phiếu Mỹ.
Thứ trưởng Choi khẳng định: "Hiện không có sự lựa chọn nào khác."
Thực tế đó đã được chứng minh trong phiên ngày 8/8 vừa qua. Các nhà đầu tư hoảng loạn ở Mỹ đã đổ xô mua trái phiếu của Bộ Tài chính, đẩy giá "mặt hàng" này tăng trong khi các thị trường chứng khoán sụt giảm, sau khi S&P đánh tụt hạng tín dụng của Mỹ khiến hệ thống tài chính toàn cầu điên loạn và làm gia tăng lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Ngân hàng trung ương của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), hiện nắm giữ 153,4 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, đã phản ứng một cách hoài nghi với động thái của S&P.
Ngân hàng này lưu ý rằng những trái phiếu được S&P và các cơ quan xếp hạng tín dụng khác xếp hạng AAA đã trở nên "độc hại" và gây ra sự thua lỗ đáng kể khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy ra.
Ngân hàng này tuyên bố: "Điều này cho thấy sự tín nhiệm đối với những chứng khoán này là không đáng tin cậy."
Trái phiếu chính phủ bằng đồng euro là thị trường lớn thứ hai và là một khả năng thay thế, nhưng những nghi ngờ gia tăng về khả năng thanh khoản cho những người nắm giữ trái phiếu của Tây Ban Nha, Italy và các chính phủ châu Âu khác. Ngoài ra, một số chính phủ có thể chuyển sang mua chứng khoán nước ngoài, có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ lãi suất thấp nhưng an toàn.
Trung Quốc đã làm điều đó bằng cách rót vài trăm tỷ USD vào quỹ tài sản chủ quyền. Nhưng quỹ này lại trung thành với việc mua lượng cổ phiếu nhỏ trong các công ty để tránh gây ra những căng thẳng chính trị ở những nền kinh tế mà sự đầu tư của Trung Quốc là vấn đề nhạy cảm.
Các nhà phân tích nói rằng Nhật Bản, nước nắm giữ trái phiếu Mỹ lớn thứ hai, cũng bị thúc ép bởi sự cần thiết phải bày tỏ tình đoàn kết với Mỹ, đồng minh quân sự chính của nước này.
Hơn 90% trong số dự trữ 1.100 tỷ USD của Nhật Bản được cho là bằng đồng USD.
Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, tính đến cuối tháng 5/2011, Nhật Bản có 912,4 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, nhưng Bộ Tài chính Nhật Bản lại nói rằng đó là tính cả lượng trái phiếu mà khu vực tư nắm giữ.
Một số nhà bình luận Trung Quốc cũng đề xuất rằng Bắc Kinh cần chuyển việc nắm giữ tiền sang nắm giữ vàng hay hàng hóa khác như kim loại đồng mà nền kinh tế nước này cần.
Tuy nhiên những lựa chọn như vậy chỉ có thể hấp thụ một phần nhỏ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, đã tăng hơn 950 tỷ USD - cao hơn tổng dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản - trong năm tài chính kết thúc vào tháng Sáu.
Trung Quốc đã tích trữ số tiền này khi họ mua phần lớn USD đổ vào Trung Quốc để kiềm chế sự tăng giá của đồng NDT.
Nhà kinh tế Ma nói rằng Trung Quốc và các chính phủ khác có thể chuyển nắm giữ tiền mặt sang những tài sản khác nhưng động thái này sẽ diễn ra từ từ.
"Về lâu dài, điều này là khả thi, nếu được thực hiện trong nhiều năm hoặc nhiều thế kỷ. Đây không phải là vấn đề vài tuần," nhà kinh tế này kết luận./.
Một số chính phủ như Đức và Australia có mức xếp hạng tín dụng cao hơn mức AA+ hiện nay của Mỹ, nhưng họ lại không bán đủ số trái phiếu để hút về hàng núi tiền mặt mà Trung Quốc, Nhật Bản và nước khác tích trữ.
Chuyển nắm giữ tiền sang chứng khoán có thể mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng cũng có thể bị biến động về chính trị và rủi ro cao giống như tình trạng hỗn loạn thị trường hiện nay.
Nhà kinh tế trưởng người Trung Quốc Jun Ma của Deutsche Bank nói: "Những lựa chọn khả thi rất ít. Một số thị trường quá nhỏ bé, số khác lại rủi ro hơn trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ."
Các chính phủ từ Trung Quốc đến Thụy Sĩ và Mexico đã đổ hàng tỷ USD thu từ xuất khẩu, bán dầu mỏ và các nguồn khác vào trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, nâng mức sở hữu trái phiếu Mỹ của nước ngoài lên 4.500 tỷ USD tính đến tháng Tư vừa qua.
Lượng trái phiếu Mỹ mà châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nắm giữ đã tăng lên trong thập niên qua khi thương mại bùng nổ và các ngân hàng trung ương tăng cường dự trữ để hạn chế tác động của những cú sốc như tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997.
Trung Quốc trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ nhờ nắm giữ 1.100 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vì đã mua USD để điều chỉnh giá trị đồng Nhân dân tệ.
Cơn lũ tiền mặt đã giúp trang trải những khoản thâm hụt ngân sách của Mỹ nhưng lại làm gia tăng những quan ngại ở nước ngoài về việc chỉ dựa vào một loại tài sản và những lời kêu gọi các ngân hàng trung ương chuyển nắm giữ tiền mặt sang các trái phiếu khác, thậm chí là vàng hay hàng hóa như đồng.
Guan Jianzhong, Chủ tịch công ty xếp hạng tín dụng Trung Quốc Dagong Credit Rating Co., nói: "Tôi cho rằng chúng ta cần giảm mạnh việc nắm giữ trái phiếu Mỹ."
Thậm chí ngay trước khi cuộc khủng hoảng nợ mới đây ở Mỹ, Bắc Kinh đã nói rằng họ có kế hoạch chuyển một phần lớn trong số 3.200 tỷ USD dự trữ nước ngoài sang những tài sản khác để giảm sự phụ thuộc vào trái phiếu Mỹ.
Cơ cấu dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện vẫn là điều bí mật nhưng các nhà phân tích cho rằng có khoảng 60% là tài sản được định giá bằng USD, số còn lại phần lớn là bằng đồng euro và yen.
Tuần trước, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã khẳng định chiến lược đó sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ nhất trí nâng mức trần nợ công của Mỹ. Nhưng ông này không đưa ra dấu hiệu nào cho thấy ngân hàng này có thể đẩy nhanh tiến trình mà các nhà phân tích nói rằng có thể mất nhiều năm.
Lượng trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ mà Trung Quốc nắm giữ nhiều tới mức nếu đột ngột bán ra một phần nhỏ cũng có thể làm rúng động các thị trường, tác động tới lãi suất và giá trị của đồng USD.
Việc này có thể mang lại kết quả ngược mong đợi bởi tác động tới kinh tế Mỹ và nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.
Đối với những chính phủ khác, không có thị trường nào khác đủ lớn hoặc đủ ổn định để đáp ứng yêu cầu là một nơi trú ẩn ít rủi ro nhất.
Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Philippines Diwa Duinigundo nói rằng trái phiếu Mỹ vẫn là hạng mục đầu tư an toàn vì nó vẫn được xếp hạng AA+.
Ngoài ra, đồng USD vẫn là đồng tiền quốc tế và tài sản bằng đồng USD vẫn có tính thanh khoản nhất.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc Choi Jong-ku, Hàn Quốc dự đoán sẽ không có những thay đổi đột ngột trong việc quản lý dự trữ ngoại tệ của nước này.
Hàn Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn thứ bảy thế giới và nắm giữ 32,5 tỷ USD trái phiếu Mỹ.
Thứ trưởng Choi khẳng định: "Hiện không có sự lựa chọn nào khác."
Thực tế đó đã được chứng minh trong phiên ngày 8/8 vừa qua. Các nhà đầu tư hoảng loạn ở Mỹ đã đổ xô mua trái phiếu của Bộ Tài chính, đẩy giá "mặt hàng" này tăng trong khi các thị trường chứng khoán sụt giảm, sau khi S&P đánh tụt hạng tín dụng của Mỹ khiến hệ thống tài chính toàn cầu điên loạn và làm gia tăng lo ngại về sự tăng trưởng kinh tế chậm lại.
Ngân hàng trung ương của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), hiện nắm giữ 153,4 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, đã phản ứng một cách hoài nghi với động thái của S&P.
Ngân hàng này lưu ý rằng những trái phiếu được S&P và các cơ quan xếp hạng tín dụng khác xếp hạng AAA đã trở nên "độc hại" và gây ra sự thua lỗ đáng kể khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 xảy ra.
Ngân hàng này tuyên bố: "Điều này cho thấy sự tín nhiệm đối với những chứng khoán này là không đáng tin cậy."
Trái phiếu chính phủ bằng đồng euro là thị trường lớn thứ hai và là một khả năng thay thế, nhưng những nghi ngờ gia tăng về khả năng thanh khoản cho những người nắm giữ trái phiếu của Tây Ban Nha, Italy và các chính phủ châu Âu khác. Ngoài ra, một số chính phủ có thể chuyển sang mua chứng khoán nước ngoài, có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ lãi suất thấp nhưng an toàn.
Trung Quốc đã làm điều đó bằng cách rót vài trăm tỷ USD vào quỹ tài sản chủ quyền. Nhưng quỹ này lại trung thành với việc mua lượng cổ phiếu nhỏ trong các công ty để tránh gây ra những căng thẳng chính trị ở những nền kinh tế mà sự đầu tư của Trung Quốc là vấn đề nhạy cảm.
Các nhà phân tích nói rằng Nhật Bản, nước nắm giữ trái phiếu Mỹ lớn thứ hai, cũng bị thúc ép bởi sự cần thiết phải bày tỏ tình đoàn kết với Mỹ, đồng minh quân sự chính của nước này.
Hơn 90% trong số dự trữ 1.100 tỷ USD của Nhật Bản được cho là bằng đồng USD.
Theo số liệu của Chính phủ Mỹ, tính đến cuối tháng 5/2011, Nhật Bản có 912,4 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, nhưng Bộ Tài chính Nhật Bản lại nói rằng đó là tính cả lượng trái phiếu mà khu vực tư nắm giữ.
Một số nhà bình luận Trung Quốc cũng đề xuất rằng Bắc Kinh cần chuyển việc nắm giữ tiền sang nắm giữ vàng hay hàng hóa khác như kim loại đồng mà nền kinh tế nước này cần.
Tuy nhiên những lựa chọn như vậy chỉ có thể hấp thụ một phần nhỏ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, đã tăng hơn 950 tỷ USD - cao hơn tổng dự trữ ngoại tệ của Nhật Bản - trong năm tài chính kết thúc vào tháng Sáu.
Trung Quốc đã tích trữ số tiền này khi họ mua phần lớn USD đổ vào Trung Quốc để kiềm chế sự tăng giá của đồng NDT.
Nhà kinh tế Ma nói rằng Trung Quốc và các chính phủ khác có thể chuyển nắm giữ tiền mặt sang những tài sản khác nhưng động thái này sẽ diễn ra từ từ.
"Về lâu dài, điều này là khả thi, nếu được thực hiện trong nhiều năm hoặc nhiều thế kỷ. Đây không phải là vấn đề vài tuần," nhà kinh tế này kết luận./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)