Theo phản ánh của dư luận, sau khi kết thúc môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, nhiều Hội đồng thi trong những ngày qua có hiện tượng thí sinh mang “phao” vào trong phòng thi rất phổ biến, nhiều điểm thi “trắng phao” sau khi kết thúc.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp chiều nay (4/6), Phó Cục trưởng Cục khảo thí Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Kiên khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp năm nay “phao” thi đã được hạn chế rất nhiều so với năm ngoái thông qua việc tỷ lệ vi phạm quy chế thi giảm.
“Phao” thi được hạn chế!
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 3 ngày thi, số thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi trong cả nước là 34, giảm 11 trường hợp so với kỳ thi năm 2011 (45 trường hợp) và giảm 63 trường hợp so với cùng kỳ năm 2010 (90 trường hợp) cả nước chỉ có 8 giám thị bị đình chỉ làm công tác thi.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cũng nhận định: “Thi tốt nghiệp năm nay là kỳ thi có nhiều điểm mới, không thi cụm chấm chéo và Bộ giao toàn quyền cho các Sở Giáo dục địa phương. Tuy còn một số hạn chế thiếu sót nhưng nhìn chung kỳ thi đã được tổ chức đúng kế hoạch, diễn ra bình thường, an toàn nghiêm túc và đúng quy chế.”
Tuy nhiên, theo phản ánh thực tế của báo chí, tại nhiều hội đồng thi những ngày qua hiện tượng thí sinh mang “phao” vào trong phòng thi rất phổ biến, nhiều hội đồng thi “trắng phao” sau buổi thi như Hội đồng thi Trung học phổ thông Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội).
Điển hình, một số Hội đồng thi có hiện tượng cả phòng được “thả phanh” vì “may mắn” trong phòng, thí sinh có người quen là giám thị nên đã được gửi gắm…
Ông Trần Văn Kiên, Phó cục trưởng cục khảo thí Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Chúng ta đang cố gắng để kỳ thi tốt nghiệp ngày càng nghiêm túc chứ không thể có được 100% sự nghiêm túc ngay. Quan điểm của tôi năm nay “phao” thi được hạn chế rất nhiều so với năm ngoái, thế là tiến bộ,” ông Kiên bộc bạch.
Bổ sung thêm thông tin, Thứ trưởng Hiển lý giải, tài liệu vung vãi ở trường không phải tất cả đều là “phao” thi, có thể đó chỉ là tài liệu thí sinh mang vào Hội đồng thi để ôn tập trước khi thi. Cũng có thí sinh mang tài liệu vào phòng thi với hi vọng quay cóp. Cũng không phải cứ có nhiều “phao” thi tức là hội đồng thi coi thi không nghiêm. Quan trọng là mang “phao” nhưng có sử dụng được hay không?
“Tuy nhiên các hội đồng thi cũng phải rút kinh nghiệm để tránh tình trạng thí sinh mang 'phao' vào phòng thi,” Thứ trưởng Hiển chia sẻ.
Nên bỏ hay giữ thi tốt nghiệp?
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện nhiều đổi mới, giao quyền chủ động tổ chức thi về các Sở Giáo dục và nhận được nhiều sự ủng hộ và đồng thuận từ các địa phương.
Bên cạnh đó, việc bỏ thi cụm ở một số nơi đã hạn chế vất vả tốn kém cho thí sinh và người thân. Hình thức chấm chéo giữa các Sở Giáo dục được bãi bỏ và thay vào đó là sự chấm chéo giữa các hội đồng trong tỉnh đã giảm phần lớn áp lực và sự lãng phí.
Với việc vi phạm giảm mạnh, đề thi bám sát nột dung học, tỷ lệ thí sinh làm bài khá tốt, dư luận có thể dự đoán trước được tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2012 sẽ lên đến con số sấp xỉ 100% và gần tương tự như những năm trước đó.
Nhiều người đặt lại ra câu hỏi, có nên tiếp tục duy trì một kỳ thi tốt kém mà tỷ lệ năm nào cũng cao “ngất ngưởng” như thế không?
Trả đời vấn đề này Thứ trưởng Hiển cho biết, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục đổi mới giáo dục và đưa vào áp dụng nhiều hình thức đánh giá học sinh trong nhà trường không chỉ qua thi cử.
“Đổi mới cần có lộ trình. Trong lộ trình đó, Bộ sẽ có nhiều chương trình đưa ra nhằm đánh giá học sinh. Kỳ thi tốt nghiệp tổ chức là nhằm đánh giá chất lượng thí sinh chứ không đánh giá qua việc bao nhiêu người đỗ, trượt," Thứ trưởng Hiển cho hay.
Thứ trưởng Hiển cũng đặt vấn đề: “Nếu đánh giá hiệu quả kỳ thi qua việc bao nhiêu thí sinh trượt thì không đúng. Mà phải đánh giá về việc kết quả năm nay so với năm trước ra sao?”
Trước câu hỏi của báo chí có nên tiếp tục giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Ít nhất đến năm 2015 vẫn có thi tốt nghiệp. Sau năm 2015, khi thực hiện thay đổi sách giáo khoa, đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện nhiều thay đổi, hình thức thi để cân nhắc xem có nên giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hay không.”/.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp chiều nay (4/6), Phó Cục trưởng Cục khảo thí Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Kiên khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp năm nay “phao” thi đã được hạn chế rất nhiều so với năm ngoái thông qua việc tỷ lệ vi phạm quy chế thi giảm.
“Phao” thi được hạn chế!
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong 3 ngày thi, số thí sinh vi phạm quy chế bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi trong cả nước là 34, giảm 11 trường hợp so với kỳ thi năm 2011 (45 trường hợp) và giảm 63 trường hợp so với cùng kỳ năm 2010 (90 trường hợp) cả nước chỉ có 8 giám thị bị đình chỉ làm công tác thi.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cũng nhận định: “Thi tốt nghiệp năm nay là kỳ thi có nhiều điểm mới, không thi cụm chấm chéo và Bộ giao toàn quyền cho các Sở Giáo dục địa phương. Tuy còn một số hạn chế thiếu sót nhưng nhìn chung kỳ thi đã được tổ chức đúng kế hoạch, diễn ra bình thường, an toàn nghiêm túc và đúng quy chế.”
Tuy nhiên, theo phản ánh thực tế của báo chí, tại nhiều hội đồng thi những ngày qua hiện tượng thí sinh mang “phao” vào trong phòng thi rất phổ biến, nhiều hội đồng thi “trắng phao” sau buổi thi như Hội đồng thi Trung học phổ thông Vân Nội (Đông Anh, Hà Nội).
Điển hình, một số Hội đồng thi có hiện tượng cả phòng được “thả phanh” vì “may mắn” trong phòng, thí sinh có người quen là giám thị nên đã được gửi gắm…
Ông Trần Văn Kiên, Phó cục trưởng cục khảo thí Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Chúng ta đang cố gắng để kỳ thi tốt nghiệp ngày càng nghiêm túc chứ không thể có được 100% sự nghiêm túc ngay. Quan điểm của tôi năm nay “phao” thi được hạn chế rất nhiều so với năm ngoái, thế là tiến bộ,” ông Kiên bộc bạch.
Bổ sung thêm thông tin, Thứ trưởng Hiển lý giải, tài liệu vung vãi ở trường không phải tất cả đều là “phao” thi, có thể đó chỉ là tài liệu thí sinh mang vào Hội đồng thi để ôn tập trước khi thi. Cũng có thí sinh mang tài liệu vào phòng thi với hi vọng quay cóp. Cũng không phải cứ có nhiều “phao” thi tức là hội đồng thi coi thi không nghiêm. Quan trọng là mang “phao” nhưng có sử dụng được hay không?
“Tuy nhiên các hội đồng thi cũng phải rút kinh nghiệm để tránh tình trạng thí sinh mang 'phao' vào phòng thi,” Thứ trưởng Hiển chia sẻ.
Nên bỏ hay giữ thi tốt nghiệp?
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện nhiều đổi mới, giao quyền chủ động tổ chức thi về các Sở Giáo dục và nhận được nhiều sự ủng hộ và đồng thuận từ các địa phương.
Bên cạnh đó, việc bỏ thi cụm ở một số nơi đã hạn chế vất vả tốn kém cho thí sinh và người thân. Hình thức chấm chéo giữa các Sở Giáo dục được bãi bỏ và thay vào đó là sự chấm chéo giữa các hội đồng trong tỉnh đã giảm phần lớn áp lực và sự lãng phí.
Với việc vi phạm giảm mạnh, đề thi bám sát nột dung học, tỷ lệ thí sinh làm bài khá tốt, dư luận có thể dự đoán trước được tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm 2012 sẽ lên đến con số sấp xỉ 100% và gần tương tự như những năm trước đó.
Nhiều người đặt lại ra câu hỏi, có nên tiếp tục duy trì một kỳ thi tốt kém mà tỷ lệ năm nào cũng cao “ngất ngưởng” như thế không?
Trả đời vấn đề này Thứ trưởng Hiển cho biết, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục đổi mới giáo dục và đưa vào áp dụng nhiều hình thức đánh giá học sinh trong nhà trường không chỉ qua thi cử.
“Đổi mới cần có lộ trình. Trong lộ trình đó, Bộ sẽ có nhiều chương trình đưa ra nhằm đánh giá học sinh. Kỳ thi tốt nghiệp tổ chức là nhằm đánh giá chất lượng thí sinh chứ không đánh giá qua việc bao nhiêu người đỗ, trượt," Thứ trưởng Hiển cho hay.
Thứ trưởng Hiển cũng đặt vấn đề: “Nếu đánh giá hiệu quả kỳ thi qua việc bao nhiêu thí sinh trượt thì không đúng. Mà phải đánh giá về việc kết quả năm nay so với năm trước ra sao?”
Trước câu hỏi của báo chí có nên tiếp tục giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông, Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Ít nhất đến năm 2015 vẫn có thi tốt nghiệp. Sau năm 2015, khi thực hiện thay đổi sách giáo khoa, đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện nhiều thay đổi, hình thức thi để cân nhắc xem có nên giữ hay bỏ kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông hay không.”/.
Nhóm PV (Vietnam+)