Với 98,3 triệu MWh, nhà máy Itaipu - liên doanh giữa Brazil và Paraguay được xây trên sông Paraná, biên giới tự nhiên giữa hai nước - đã phá kỷ lục về sản lượng trong năm 2012 và tiếp tục là cơ sở thủy điện có sản lượng lớn nhất thế giới.
Với sản lượng trên, Itaipu vượt kỷ lục trước đó của chính mình đã đạt được năm 2008 (94,68 triệu MWh).
Mặc dù đã chiếm ngôi đầu bảng của Itaipu về công suất lắp máy, năm ngoái tổ hợp thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc -với công suất 22.500 MW- sản xuất ít điện hơn so với Itaipu, với 98,1 triệu MWh, cũng là mức kỷ lục.
Tương tự sông Dương Tử, sông cung cấp nước cho Tam Hiệp, sông Paraná cũng có lưu lượng dòng chảy lớn, tuy nhiên lượng nước của Paraná ổn định, cho phép Itaipu phát điện quanh năm với công suất lớn.
Ông José María Sánchez Tillería, Giám đốc kỹ thuật về phía Paraguay của Itaipu, khẳng định việc tối ưu hóa công tác kế hoạch, vận hành và bảo dưỡng cũng là những yếu tố cho phép nhà máy này đạt sản lượng cao nhất thế giới từ nhiều năm nay.
Itaipu có 20 tổ máy, với tổng công suất 14.000 MW. Dự án này được khởi công xây dựng năm 1974 nhưng hai tổ máy cuối cùng mới được đưa vào vận hành tháng 5/2007.
Hiện Itaipu cung cấp 20% lượng điện tiêu thụ tại Brazil và 80% lượng điện được sử dụng tại Paraguay.
Theo thỏa thuận liên doanh, mỗi nước được hưởng 50% sản lượng điện. Tuy nhiên, Paraguay chỉ có nhu cầu sử dụng khoảng 7% sản lượng của nhà máy này, và bắt buộc phải bán lượng điện không tiêu thụ hết cho Brazil theo giá sản xuất.
Chính quy định này sau này đã gây tranh cãi giữa hai nước, vì Paraguay muốn bán với giá thương mại cho Brazil hoặc các thị trường khác.
Thế nhưng có điều trớ trêu là trong khi Paraguay có nguồn năng lượng sạch thừa thãi như vậy, do hệ thống truyền tải và phân phối điện yếu kém, các nhà chức trách nhiều lúc vẫn phải kêu gọi nhân dân sử dụng tiết kiệm để tránh tình trạng mất điện diện rộng.
Hiện tại Paraguay đang xây dựng một tuyến truyền tải điện siêu cao áp 500 KV để đưa điện tới các vùng miền nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, không để kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi./.
Với sản lượng trên, Itaipu vượt kỷ lục trước đó của chính mình đã đạt được năm 2008 (94,68 triệu MWh).
Mặc dù đã chiếm ngôi đầu bảng của Itaipu về công suất lắp máy, năm ngoái tổ hợp thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc -với công suất 22.500 MW- sản xuất ít điện hơn so với Itaipu, với 98,1 triệu MWh, cũng là mức kỷ lục.
Tương tự sông Dương Tử, sông cung cấp nước cho Tam Hiệp, sông Paraná cũng có lưu lượng dòng chảy lớn, tuy nhiên lượng nước của Paraná ổn định, cho phép Itaipu phát điện quanh năm với công suất lớn.
Ông José María Sánchez Tillería, Giám đốc kỹ thuật về phía Paraguay của Itaipu, khẳng định việc tối ưu hóa công tác kế hoạch, vận hành và bảo dưỡng cũng là những yếu tố cho phép nhà máy này đạt sản lượng cao nhất thế giới từ nhiều năm nay.
Itaipu có 20 tổ máy, với tổng công suất 14.000 MW. Dự án này được khởi công xây dựng năm 1974 nhưng hai tổ máy cuối cùng mới được đưa vào vận hành tháng 5/2007.
Hiện Itaipu cung cấp 20% lượng điện tiêu thụ tại Brazil và 80% lượng điện được sử dụng tại Paraguay.
Theo thỏa thuận liên doanh, mỗi nước được hưởng 50% sản lượng điện. Tuy nhiên, Paraguay chỉ có nhu cầu sử dụng khoảng 7% sản lượng của nhà máy này, và bắt buộc phải bán lượng điện không tiêu thụ hết cho Brazil theo giá sản xuất.
Chính quy định này sau này đã gây tranh cãi giữa hai nước, vì Paraguay muốn bán với giá thương mại cho Brazil hoặc các thị trường khác.
Thế nhưng có điều trớ trêu là trong khi Paraguay có nguồn năng lượng sạch thừa thãi như vậy, do hệ thống truyền tải và phân phối điện yếu kém, các nhà chức trách nhiều lúc vẫn phải kêu gọi nhân dân sử dụng tiết kiệm để tránh tình trạng mất điện diện rộng.
Hiện tại Paraguay đang xây dựng một tuyến truyền tải điện siêu cao áp 500 KV để đưa điện tới các vùng miền nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, không để kinh tế chỉ dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)