Nguồn tin Chính phủ Ấn Độ ngày 27/6 cho biết Abu Hamza, còn được biết đến với cái tên Sayed Zabiuddin, một trong số sáu kẻ bị New Delhi cáo buộc là chủ mưu các vụ tấn công đẫm máu ở Mumbai năm 2008, đã thừa nhận vai trò của chính quyền Pakistan trong các vụ khủng bố này.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ P. Chidambaram, trong quá trình thẩm vấn, Hamza đã khẳng định những nghi vấn của New Delhi về vai trò của Islamabad trong các vụ khủng bố kinh hoàng tại Mumbai cách đây gần 4 năm, khiến 166 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương này.
Bộ trưởng Chidambaram cho biết Hamza đã khai rằng y không hành động một mình mà cùng có mặt trong phòng chỉ huy với một số nhân vật khác, liên lạc với các tay súng tại Mumbai qua Internet vào thời điểm xảy ra các vụ tấn công.
Truyền thông Ấn Độ cùng ngày đưa tin một số quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo quân đội của Pakistan (ISI) là những người đã có mặt trong phòng chỉ huy với Hamza. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng.
Hamza, thành viên nhóm Hồi giáo cực đoan Lashkar-e-Taiba có cơ sở tại Pakistan, đã bị lực lượng an ninh Ấn Độ bắt giữ tại Sân bay quốc tế Indira Gandhi ngày 21/6, sau một chuyến bay từ Trung Đông.
Cảnh sát New Delhi tạm giam tên này trong vòng 15 ngày để lấy lời khai. Tên này mang quốc tịch Ấn Độ, được cho là đã đến Pakistan để huấn luyện những đối tượng thực hiện vụ khủng bố ở Mumbai. Ngoài ra, Hamza cũng bị truy nã vì liên quan đến các vụ tấn công khác ở Ấn Độ, trong đó có vụ tấn công Sân vận động Chinnaswamy ở Bangalore năm 2010 và một số vụ tấn công khủng bố ở bang Gujarat. Tên này còn bị tình nghi dính líu đến vụ đánh bom chuyến tàu nội địa ở Mumbai năm 2006, làm 180 người thiệt mạng.
[Cảnh sát Ấn Độ bắt kẻ chủ mưu khủng bố ở Mumbai]
Sau khi nhận được thông tin về vụ bắt giữ Hamza, nhà chức trách Pakistan đã tuyên bố sẽ hợp tác với Ấn Độ trong các hoạt động chống khủng bố, đồng thời đề nghị New Delhi chia sẻ thông tin cũng như tránh đưa ra các cáo buộc đối với Islamabad.
Các vụ tấn công khủng bố có phối hợp của 10 tay súng ở thành phố Mumbai kéo dài từ ngày 26-29/11/2008 đã gây làn sóng phẫn nộ trong dư luận thế giới. Quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ từ đó cũng trở nên căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán hòa bình song phương./.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ P. Chidambaram, trong quá trình thẩm vấn, Hamza đã khẳng định những nghi vấn của New Delhi về vai trò của Islamabad trong các vụ khủng bố kinh hoàng tại Mumbai cách đây gần 4 năm, khiến 166 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương này.
Bộ trưởng Chidambaram cho biết Hamza đã khai rằng y không hành động một mình mà cùng có mặt trong phòng chỉ huy với một số nhân vật khác, liên lạc với các tay súng tại Mumbai qua Internet vào thời điểm xảy ra các vụ tấn công.
Truyền thông Ấn Độ cùng ngày đưa tin một số quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Tình báo quân đội của Pakistan (ISI) là những người đã có mặt trong phòng chỉ huy với Hamza. Tuy nhiên, thông tin này chưa được kiểm chứng.
Hamza, thành viên nhóm Hồi giáo cực đoan Lashkar-e-Taiba có cơ sở tại Pakistan, đã bị lực lượng an ninh Ấn Độ bắt giữ tại Sân bay quốc tế Indira Gandhi ngày 21/6, sau một chuyến bay từ Trung Đông.
Cảnh sát New Delhi tạm giam tên này trong vòng 15 ngày để lấy lời khai. Tên này mang quốc tịch Ấn Độ, được cho là đã đến Pakistan để huấn luyện những đối tượng thực hiện vụ khủng bố ở Mumbai. Ngoài ra, Hamza cũng bị truy nã vì liên quan đến các vụ tấn công khác ở Ấn Độ, trong đó có vụ tấn công Sân vận động Chinnaswamy ở Bangalore năm 2010 và một số vụ tấn công khủng bố ở bang Gujarat. Tên này còn bị tình nghi dính líu đến vụ đánh bom chuyến tàu nội địa ở Mumbai năm 2006, làm 180 người thiệt mạng.
[Cảnh sát Ấn Độ bắt kẻ chủ mưu khủng bố ở Mumbai]
Sau khi nhận được thông tin về vụ bắt giữ Hamza, nhà chức trách Pakistan đã tuyên bố sẽ hợp tác với Ấn Độ trong các hoạt động chống khủng bố, đồng thời đề nghị New Delhi chia sẻ thông tin cũng như tránh đưa ra các cáo buộc đối với Islamabad.
Các vụ tấn công khủng bố có phối hợp của 10 tay súng ở thành phố Mumbai kéo dài từ ngày 26-29/11/2008 đã gây làn sóng phẫn nộ trong dư luận thế giới. Quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ từ đó cũng trở nên căng thẳng hơn, ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán hòa bình song phương./.
(TTXVN)