Vào chiều nay, 23/4, những đánh giá về nguyên nhân gây ra sự cố sập dầm cầu Thanh Trì đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng thống nhất đưa ra và có văn bản kết luận cuối cùng gửi cơ quan chức năng.
Giáo sư Lê Văn Thưởng (thành viên Hội đồng nghiệm thu nhà nước) cho biết, đã có kết luận chính thức về sự cố sập thanh dầm cầu Thanh Trì trong cuộc họp với Liên danh tư vấn, giám sát Oriental Consultants, Ltd (OC - Nhật Bản).
Kết luận được đưa ra sau khi Hội đồng đã làm việc khẩn trương và trước khi có kết luận cuối cùng, Hội đồng cũng đã họp, thống nhất với Ban Quản lý dự án Thăng Long (Chủ đầu tư dự án) về mặt nội dung sự việc.
Theo ông Thưởng, nguyên nhân sự cố do nhà cầu thi công không đúng quy trình, dẫn đến không đảm bảo liên kết, gây mất ổn định vị trí các thanh dầm.
Về nguyên nhân cụ thể, Giáo sư Thưởng cho hay: “Khi đặt dầm bê tông lên trụ cầu cần đảm bảo chính xác điểm đặt trên gối cao su (không được đặt lệch), giúp cho dầm đứng thẳng. Khi gối cao su bị lưu hóa do thời tiết, tính đàn hồi giảm kết hợp việc đặt dầm lên gối chưa đảm bảo chính xác nên dầm bê tông đặt trên gối bị nghiêng, mất ổn định.”
“Khi dầm không đúng vị trí, thêm nữa là với việc chưa làm thanh giằng ngang để liên kết khiến dầm đổ trước kéo các thanh dầm còn lại đổ theo. Ngoài ra, nhà thầu không có biện pháp chống cũng như việc hàn một số thanh ngang ẩu đã dẫn đến liên kết lỏng lẻo không đảm bảo cứng vững,” ông Thưởng nói.
Ông Thưởng cũng khẳng định, không có chuyện mưa gió hay yếu tố bên ngoài tác động vào làm dầm bê tông bị lật đổ.
Về biện pháp khắc phục trước mắt, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước yêu cầu bên thi công thực hiện hàn dính các thanh thép chờ và đúc bê tông nhằm ổn định hệ lực của các thanh dầm đồng thời kiểm tra các gối cao su, tăng cường các thanh chống ở vị trí gối.
Ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long trước đó cho hay, trong quá trình thi công, chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đã nhắc nhở hơn 10 lần bên thi công (Công ty cầu 7) về độ an toàn của cầu Thanh Trì. Chủ đầu tư cũng lập biên bản về các lỗi về an toàn lao động. Sau khi có các văn bản nhắc nhở, nhà thầu đã có những cố gắng, tuy nhiên công tác đảm bảo an toàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Kết luận của Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng trùng hợp với những thừa nhận của Ban Quản lý dự án Thăng Long về sự cố khi trao đổi với báo chí những ngày qua.
Dự kiến trong hôm nay, toàn bộ văn bản này sẽ được gửi tới Ban Quản lý dự án Thăng Long và các đơn vị liên quan.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chủ đầu tư, đơn vị có liên quan báo cáo về nguyên nhân sự cố trước ngày 24/4./.
Giáo sư Lê Văn Thưởng (thành viên Hội đồng nghiệm thu nhà nước) cho biết, đã có kết luận chính thức về sự cố sập thanh dầm cầu Thanh Trì trong cuộc họp với Liên danh tư vấn, giám sát Oriental Consultants, Ltd (OC - Nhật Bản).
Kết luận được đưa ra sau khi Hội đồng đã làm việc khẩn trương và trước khi có kết luận cuối cùng, Hội đồng cũng đã họp, thống nhất với Ban Quản lý dự án Thăng Long (Chủ đầu tư dự án) về mặt nội dung sự việc.
Theo ông Thưởng, nguyên nhân sự cố do nhà cầu thi công không đúng quy trình, dẫn đến không đảm bảo liên kết, gây mất ổn định vị trí các thanh dầm.
Về nguyên nhân cụ thể, Giáo sư Thưởng cho hay: “Khi đặt dầm bê tông lên trụ cầu cần đảm bảo chính xác điểm đặt trên gối cao su (không được đặt lệch), giúp cho dầm đứng thẳng. Khi gối cao su bị lưu hóa do thời tiết, tính đàn hồi giảm kết hợp việc đặt dầm lên gối chưa đảm bảo chính xác nên dầm bê tông đặt trên gối bị nghiêng, mất ổn định.”
“Khi dầm không đúng vị trí, thêm nữa là với việc chưa làm thanh giằng ngang để liên kết khiến dầm đổ trước kéo các thanh dầm còn lại đổ theo. Ngoài ra, nhà thầu không có biện pháp chống cũng như việc hàn một số thanh ngang ẩu đã dẫn đến liên kết lỏng lẻo không đảm bảo cứng vững,” ông Thưởng nói.
Ông Thưởng cũng khẳng định, không có chuyện mưa gió hay yếu tố bên ngoài tác động vào làm dầm bê tông bị lật đổ.
Về biện pháp khắc phục trước mắt, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước yêu cầu bên thi công thực hiện hàn dính các thanh thép chờ và đúc bê tông nhằm ổn định hệ lực của các thanh dầm đồng thời kiểm tra các gối cao su, tăng cường các thanh chống ở vị trí gối.
Ông Phạm Thanh Bình, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long trước đó cho hay, trong quá trình thi công, chủ đầu tư là Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đã nhắc nhở hơn 10 lần bên thi công (Công ty cầu 7) về độ an toàn của cầu Thanh Trì. Chủ đầu tư cũng lập biên bản về các lỗi về an toàn lao động. Sau khi có các văn bản nhắc nhở, nhà thầu đã có những cố gắng, tuy nhiên công tác đảm bảo an toàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Kết luận của Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng trùng hợp với những thừa nhận của Ban Quản lý dự án Thăng Long về sự cố khi trao đổi với báo chí những ngày qua.
Dự kiến trong hôm nay, toàn bộ văn bản này sẽ được gửi tới Ban Quản lý dự án Thăng Long và các đơn vị liên quan.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chủ đầu tư, đơn vị có liên quan báo cáo về nguyên nhân sự cố trước ngày 24/4./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)