Hội thảo về đổi mới công tác xây dựng, theo dõi và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được tổ chức tại Ninh Thuận trong hai ngày 2 và 3/11.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Paul Quarles Van Ufford - Trưởng phòng Chính sách Kế hoạch và Xã hội, UNICEF Việt Nam trình bày những kết quả đã đạt được từ thử nghiệm 4 công cụ kiểm toán xã hội trong giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại 4 tỉnh, thành phố là Trà Vinh, Quảng Nam, Điện Biên và Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm toán xã hội là một loạt các phương pháp luận, công cụ và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá, hiểu, báo cáo và cải thiện kết quả về mặt xã hội của một tổ chức, một kế hoạch hoặc chính sách dựa trên quan điểm của các bên có liên quan.
Bốn công cụ kiểm toán xã hội được thử nghiệm gồm thẻ báo cáo công dân (CRC) được thử nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Điện Biên; thẻ cho điểm cộng đồng (CSC); kiểm toán giới được thử nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Nam; khảo sát theo dõi chi tiêu công (PETS) được thử nghiệm ở Trà Vinh.
Thẻ cho điểm cộng đồng là công cụ giám sát định tính đánh giá chất lượng dịch vụ công, thông qua các thảo luận nhóm tập trung với người sử dụng dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ.
Người sử dụng dịch vụ đã có những mô tả rất thú vị về nhiều khía cạnh khác nhau trong các dịch vụ mà họ được cung cấp. Nhưng đa số họ đều có nhận thức tương đối giống nhau ở hầu hết các chỉ số về cơ sở hạ tầng và lượng dịch vụ.
Kiểm toán giới là việc đánh giá có sự tham gia và có tính đến dữ liệu thực tế và nhận thức của cán bộ về thành quả bình đẳng giới thông qua các chính sách, chương trình và văn hóa nội bộ của một tổ chức để nam và nữ giới cùng được hưởng lợi như nhau, để bất bình đẳng giới không còn tiếp diễn.
Qua thử nghiệm cho thấy việc lồng ghép vấn đề giới vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn yếu; cán bộ ít khi được yêu cầu phải báo cáo về các vấn đề giới và tự xếp bản thân ở dưới mức trung bình về khả năng áp dụng các công cụ liên quan đến giới trong công việc của mình. Quá trình thử nghiệm cũng cho thấy việc áp dụng công cụ này ở Việt Nam khá phức tạp, cần phải đơn giản hóa phương pháp tiếp cận để phù hợp với từng địa phương.
Khảo sát theo dõi chi tiêu công là một đánh giá các dòng tài chính và một khảo sát định lượng thu thập thông tin về các cơ sở dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ. Qua khảo sát cho thấy, công cụ này có khả năng cung cấp những thông tin hết sức cụ thể về chương trình và hộ nghèo cần được hỗ trợ nhà ở, đồng thời giúp xác định được dòng ngân sách này đi đâu và tác động của chương trình này đến đời sống của người dân.
Thẻ báo cáo công dân dựa trên khảo sát, các vấn đề được xác định thông qua một quy trình có sự tham gia, cung cấp những phản hồi định lượng về nhận thức của người dân về chất lượng, sự đầy đủ và hiệu quả của dịch vụ công.
Qua thí điểm cho thấy, so với các hộ không nghèo thì các hộ gia đình nghèo phải đi xa hơn để tiếp cận các dịch vụ y tế; các hộ gia đình không nghèo trả phí dịch vụ không chính thức cao gấp 3 lần và mức độ hài lòng của 2 nhóm này là tương tự nhau. Tuy nhiên, do người dân chưa quen với kiểu điều tra này nên thường thấy khó trả lời nên cần làm các công cụ đơn giản và dễ tiếp cận hơn.
Từ những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, những người thực hiện dự án sẽ tiến hành khảo sát theo dõi chi tiêu công tại Điện Biên và Thành phố Hồ Chí Minh để củng cố thêm bằng chứng thực tế từ các đợt thử nghiệm năm 2010 và dần dần chú trọng đến sử dụng các phát hiện của kiểm toán xã hội.
Hoàn thiện và phổ biến kế hoạch nâng cao năng lực kiểm toán xã hội ở cấp quốc gia và địa phương. Đào tạo một nhóm nòng cốt các cán bộ nghiên cứu và cán bộ Chính phủ về quản lý và triển khai các công cụ kiểm toán xã hội. Xây dựng các chỉ số có thể đưa vào các khung lập kế hoạch cho giai đoạn 2011-2015 và hàng năm, cũng như vào các khung giám sát và đánh giá./.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe ông Paul Quarles Van Ufford - Trưởng phòng Chính sách Kế hoạch và Xã hội, UNICEF Việt Nam trình bày những kết quả đã đạt được từ thử nghiệm 4 công cụ kiểm toán xã hội trong giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại 4 tỉnh, thành phố là Trà Vinh, Quảng Nam, Điện Biên và Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm toán xã hội là một loạt các phương pháp luận, công cụ và kỹ thuật được sử dụng để đánh giá, hiểu, báo cáo và cải thiện kết quả về mặt xã hội của một tổ chức, một kế hoạch hoặc chính sách dựa trên quan điểm của các bên có liên quan.
Bốn công cụ kiểm toán xã hội được thử nghiệm gồm thẻ báo cáo công dân (CRC) được thử nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Điện Biên; thẻ cho điểm cộng đồng (CSC); kiểm toán giới được thử nghiệm ở Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Nam; khảo sát theo dõi chi tiêu công (PETS) được thử nghiệm ở Trà Vinh.
Thẻ cho điểm cộng đồng là công cụ giám sát định tính đánh giá chất lượng dịch vụ công, thông qua các thảo luận nhóm tập trung với người sử dụng dịch vụ và các nhà cung cấp dịch vụ.
Người sử dụng dịch vụ đã có những mô tả rất thú vị về nhiều khía cạnh khác nhau trong các dịch vụ mà họ được cung cấp. Nhưng đa số họ đều có nhận thức tương đối giống nhau ở hầu hết các chỉ số về cơ sở hạ tầng và lượng dịch vụ.
Kiểm toán giới là việc đánh giá có sự tham gia và có tính đến dữ liệu thực tế và nhận thức của cán bộ về thành quả bình đẳng giới thông qua các chính sách, chương trình và văn hóa nội bộ của một tổ chức để nam và nữ giới cùng được hưởng lợi như nhau, để bất bình đẳng giới không còn tiếp diễn.
Qua thử nghiệm cho thấy việc lồng ghép vấn đề giới vào các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội còn yếu; cán bộ ít khi được yêu cầu phải báo cáo về các vấn đề giới và tự xếp bản thân ở dưới mức trung bình về khả năng áp dụng các công cụ liên quan đến giới trong công việc của mình. Quá trình thử nghiệm cũng cho thấy việc áp dụng công cụ này ở Việt Nam khá phức tạp, cần phải đơn giản hóa phương pháp tiếp cận để phù hợp với từng địa phương.
Khảo sát theo dõi chi tiêu công là một đánh giá các dòng tài chính và một khảo sát định lượng thu thập thông tin về các cơ sở dịch vụ hoặc các nhà cung cấp dịch vụ. Qua khảo sát cho thấy, công cụ này có khả năng cung cấp những thông tin hết sức cụ thể về chương trình và hộ nghèo cần được hỗ trợ nhà ở, đồng thời giúp xác định được dòng ngân sách này đi đâu và tác động của chương trình này đến đời sống của người dân.
Thẻ báo cáo công dân dựa trên khảo sát, các vấn đề được xác định thông qua một quy trình có sự tham gia, cung cấp những phản hồi định lượng về nhận thức của người dân về chất lượng, sự đầy đủ và hiệu quả của dịch vụ công.
Qua thí điểm cho thấy, so với các hộ không nghèo thì các hộ gia đình nghèo phải đi xa hơn để tiếp cận các dịch vụ y tế; các hộ gia đình không nghèo trả phí dịch vụ không chính thức cao gấp 3 lần và mức độ hài lòng của 2 nhóm này là tương tự nhau. Tuy nhiên, do người dân chưa quen với kiểu điều tra này nên thường thấy khó trả lời nên cần làm các công cụ đơn giản và dễ tiếp cận hơn.
Từ những kết quả đã đạt được, trong thời gian tới, những người thực hiện dự án sẽ tiến hành khảo sát theo dõi chi tiêu công tại Điện Biên và Thành phố Hồ Chí Minh để củng cố thêm bằng chứng thực tế từ các đợt thử nghiệm năm 2010 và dần dần chú trọng đến sử dụng các phát hiện của kiểm toán xã hội.
Hoàn thiện và phổ biến kế hoạch nâng cao năng lực kiểm toán xã hội ở cấp quốc gia và địa phương. Đào tạo một nhóm nòng cốt các cán bộ nghiên cứu và cán bộ Chính phủ về quản lý và triển khai các công cụ kiểm toán xã hội. Xây dựng các chỉ số có thể đưa vào các khung lập kế hoạch cho giai đoạn 2011-2015 và hàng năm, cũng như vào các khung giám sát và đánh giá./.
Lan Phương (TTXVN/Vietnam+)