Nhân Ngày Caspian (12/8), Liên hợp quốc kêu gọi năm quốc gia nằm bao quanh biển Caspian tăng cường các biện pháp bảo vệ tài sản thiên nhiên vô giá này trước nguy cơ ô nhiễm do rác thải công nghiệp, các hoạt động khai thác dầu khí và các nguồn ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết Caspian là biển lớn nhất hoàn toàn nằm trong lục địa với hệ sinh thái độc đáo với 400 loài sinh vật đặc hữu, trong đó có loại cá tầm là nguồn cung cấp trứng cá nổi tiếng thế giới.
Giám đốc chấp hành UNEP Achim Steiner lưu ý rằng nguy cơ về môi trường đối với biển Caspian do khai thác dầu khí, lượng hải sản giảm và mất đa dạng sinh học cùng với biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng đến môi trường biển này, đe dọa cuộc sống của con người sống quanh biển.
Hợp tác giữa cộng đồng bảo vệ môi trường với cộng đồng khai thác hải sản biển sẽ ngăn chặn nguy cơ các nguồn hải sản bị suy kiệt, thúc đẩy khả năng phục hồi của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt với 140 loài cá đặc hữu và giảm được ô nhiễm biển do các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền.
Ngày Caspian 12/8 cũng đánh dấu ngày Công ước khung về bảo vệ môi trường biển Caspian có hiệu lực. Hai nghị định thư của Công ước đã sẵn sàng được ký kết.
Sự kiện trên khẳng định việc bảo vệ môi trường biển Caspian có vai trò thiết yếu nhằm cải thiện điều kiện sống của 15 triệu dân sống phụ thuộc vào biển này cũng như bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Công ước khung và các nghị định thư là công cụ pháp lý duy nhất để năm nước quanh biển Caspian cùng hợp tác bảo vệ môi trường biển, thực hiện các biện pháp làm sạch bờ biển, cùng giải quyết hậu quả các vụ tràn dầu và hậu quả của các hoạt động gây ô nhiễm khác có tác động xuyên quốc gia./.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) cho biết Caspian là biển lớn nhất hoàn toàn nằm trong lục địa với hệ sinh thái độc đáo với 400 loài sinh vật đặc hữu, trong đó có loại cá tầm là nguồn cung cấp trứng cá nổi tiếng thế giới.
Giám đốc chấp hành UNEP Achim Steiner lưu ý rằng nguy cơ về môi trường đối với biển Caspian do khai thác dầu khí, lượng hải sản giảm và mất đa dạng sinh học cùng với biến đổi khí hậu đã tác động nghiêm trọng đến môi trường biển này, đe dọa cuộc sống của con người sống quanh biển.
Hợp tác giữa cộng đồng bảo vệ môi trường với cộng đồng khai thác hải sản biển sẽ ngăn chặn nguy cơ các nguồn hải sản bị suy kiệt, thúc đẩy khả năng phục hồi của hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt với 140 loài cá đặc hữu và giảm được ô nhiễm biển do các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền.
Ngày Caspian 12/8 cũng đánh dấu ngày Công ước khung về bảo vệ môi trường biển Caspian có hiệu lực. Hai nghị định thư của Công ước đã sẵn sàng được ký kết.
Sự kiện trên khẳng định việc bảo vệ môi trường biển Caspian có vai trò thiết yếu nhằm cải thiện điều kiện sống của 15 triệu dân sống phụ thuộc vào biển này cũng như bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực.
Công ước khung và các nghị định thư là công cụ pháp lý duy nhất để năm nước quanh biển Caspian cùng hợp tác bảo vệ môi trường biển, thực hiện các biện pháp làm sạch bờ biển, cùng giải quyết hậu quả các vụ tràn dầu và hậu quả của các hoạt động gây ô nhiễm khác có tác động xuyên quốc gia./.
(TTXVN/Vietnam+)