Ngày 23/2, Italy đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng cường các nỗ lực điều phối nhằm đối phó với làn sóng người nhập cư đến từ khu vực Bắc Phi đang bị khủng hoảng.
Phát biểu trước Thượng viện Italy, Ngoại trưởng nước này Franco Frattini nhấn mạnh "giờ chính là lúc EU phải nắm quyền điều phối và quản lý" để giải quyết tình trạng người nhập cư bất hợp pháp. Theo ông, Italy và một số nước khác không thể một mình đối phó với vấn đề này.
Trước đó, ông Frattini cũng cảnh báo khả năng xảy ra một làn sóng di cư khổng lồ do tình trạng bất ổn ở Libya, đồng thời dự đoán con số này sẽ lên tới 200.000-300.000 người.
Cùng ngày 23/2, Bộ trưởng Nội vụ của sáu nước giáp Địa Trung Hải, gồm Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Malta, đã họp tại Rome để bàn cách thức giải quyết làn sóng di cư từ Bắc Phi đến châu Âu.
Phát biểu sau cuộc họp, Bộ trưởng Nội vụ Italy Roberto Maroni cho biết cả sáu nước sẽ đề nghị EU cung cấp một "quỹ đoàn kết" đặc biệt để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Trước đó, ngày 22/2, Người phát ngôn Ủy ban châu Âu, ông Michele Cercone tuyên bố tại Brussels rằng trong trường hợp cần thiết, EU sẵn sàng tăng cường thêm các nguồn lực cho phái bộ khẩn cấp "Hermes" thuộc Lực lượng quản lý biên giới Frontex của EU, vốn đã được triển khai đến Italy từ ngày 20/2 để giúp nước này đối phó với làn sóng nhập cư bất hợp pháp.
Kể từ khi tình trạng bất ổn nổ ra ở Bắc Phi và Trung Đông, khoảng 6.300 người nhập cư bất hợp pháp đã đến Italy, trong đó chủ yếu là người Tunisia. Hiện con số này vẫn không ngừng gia tăng.
Báo chí sáng 23/2 đưa tin một thuyền đánh cá của Italy đã cứu được 38 người Tunisia tại vùng biển động ngoài khơi đảo Lampedusa, miền Nam Italy. Số người này sau đó đã được đưa đến các trung tâm tạm giữ người nhập cư ở đảo Lampedusa./.
Phát biểu trước Thượng viện Italy, Ngoại trưởng nước này Franco Frattini nhấn mạnh "giờ chính là lúc EU phải nắm quyền điều phối và quản lý" để giải quyết tình trạng người nhập cư bất hợp pháp. Theo ông, Italy và một số nước khác không thể một mình đối phó với vấn đề này.
Trước đó, ông Frattini cũng cảnh báo khả năng xảy ra một làn sóng di cư khổng lồ do tình trạng bất ổn ở Libya, đồng thời dự đoán con số này sẽ lên tới 200.000-300.000 người.
Cùng ngày 23/2, Bộ trưởng Nội vụ của sáu nước giáp Địa Trung Hải, gồm Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Malta, đã họp tại Rome để bàn cách thức giải quyết làn sóng di cư từ Bắc Phi đến châu Âu.
Phát biểu sau cuộc họp, Bộ trưởng Nội vụ Italy Roberto Maroni cho biết cả sáu nước sẽ đề nghị EU cung cấp một "quỹ đoàn kết" đặc biệt để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Trước đó, ngày 22/2, Người phát ngôn Ủy ban châu Âu, ông Michele Cercone tuyên bố tại Brussels rằng trong trường hợp cần thiết, EU sẵn sàng tăng cường thêm các nguồn lực cho phái bộ khẩn cấp "Hermes" thuộc Lực lượng quản lý biên giới Frontex của EU, vốn đã được triển khai đến Italy từ ngày 20/2 để giúp nước này đối phó với làn sóng nhập cư bất hợp pháp.
Kể từ khi tình trạng bất ổn nổ ra ở Bắc Phi và Trung Đông, khoảng 6.300 người nhập cư bất hợp pháp đã đến Italy, trong đó chủ yếu là người Tunisia. Hiện con số này vẫn không ngừng gia tăng.
Báo chí sáng 23/2 đưa tin một thuyền đánh cá của Italy đã cứu được 38 người Tunisia tại vùng biển động ngoài khơi đảo Lampedusa, miền Nam Italy. Số người này sau đó đã được đưa đến các trung tâm tạm giữ người nhập cư ở đảo Lampedusa./.
(TTXVN/Vietnam+)