Nhân "Ngày quốc tế người khuyết tật" (3/12), Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ra thông điệp kêu gọi các chính phủ, xã hội và cộng đồng quốc tế cùng hành động vì người khuyết tật nhằm đạt được sự phát triển toàn diện, bền vững và công bằng trên phạm vi toàn thế giới.
Trong thông điệp ra ngày 2/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ: "Phát triển chỉ có thể bền vững một khi đó là sự phát triển công bằng, toàn diện và cho tất cả mọi người. Người khuyết tật vì vậy cần được đặt trong mọi giai đoạn của sự phát triển."
Theo ông Ban Ki-moon, ngày càng có nhiều nước cam kết bảo vệ và phát huy quyền của người khuyết tật, song tỷ lệ người khuyết tật nghèo cao và không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ vẫn là những thách thức lớn. Số người khuyết tật có việc làm ở một số nước thấp, chỉ chiếm 1/3 tỷ lệ người khuyết tật có việc làm. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em khuyết tật và trẻ em thường được đi học cách nhau từ 10-60%.
Tổ chức quốc tế người khuyết tật (IDA), đại diện cho 650 triệu người khuyết tật trên thế giới ngày 2/12 cũng cho biết con đường còn rất dài để có thể đảm bảo người khuyết tật được hưởng thụ đầy đủ quyền của họ và không còn bị loại ra khỏi các chính sách và chương trình nằm trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Nhân dịp này, IDA kêu gọi các quốc gia, các tổ chức nhân quyền Liên hợp quốc và các thành phần trong xã hội tăng cường quan tâm đến người khuyết tật, đảm bảo mọi hành động phù hợp với Công ước về quyền của người khuyết tật.
Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định chọn ngày 3/12 hàng năm là "Ngày quốc tế người khuyết tật". Công ước về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/2006, tại kỳ họp thứ 61. Theo IDA, hiện có 106 quốc gia đã phê chuẩn công ước./.
Trong thông điệp ra ngày 2/12, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nêu rõ: "Phát triển chỉ có thể bền vững một khi đó là sự phát triển công bằng, toàn diện và cho tất cả mọi người. Người khuyết tật vì vậy cần được đặt trong mọi giai đoạn của sự phát triển."
Theo ông Ban Ki-moon, ngày càng có nhiều nước cam kết bảo vệ và phát huy quyền của người khuyết tật, song tỷ lệ người khuyết tật nghèo cao và không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ vẫn là những thách thức lớn. Số người khuyết tật có việc làm ở một số nước thấp, chỉ chiếm 1/3 tỷ lệ người khuyết tật có việc làm. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ trẻ em khuyết tật và trẻ em thường được đi học cách nhau từ 10-60%.
Tổ chức quốc tế người khuyết tật (IDA), đại diện cho 650 triệu người khuyết tật trên thế giới ngày 2/12 cũng cho biết con đường còn rất dài để có thể đảm bảo người khuyết tật được hưởng thụ đầy đủ quyền của họ và không còn bị loại ra khỏi các chính sách và chương trình nằm trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Nhân dịp này, IDA kêu gọi các quốc gia, các tổ chức nhân quyền Liên hợp quốc và các thành phần trong xã hội tăng cường quan tâm đến người khuyết tật, đảm bảo mọi hành động phù hợp với Công ước về quyền của người khuyết tật.
Năm 1993, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định chọn ngày 3/12 hàng năm là "Ngày quốc tế người khuyết tật". Công ước về quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/2006, tại kỳ họp thứ 61. Theo IDA, hiện có 106 quốc gia đã phê chuẩn công ước./.
(TTXVN/Vietnam+)