Bước đột phá trong điều trị ung thư vú nhờ bảo quản mô trong gel

Nghiên cứu mới nhất cho thấy mô vú được bảo quản trong dung dịch gel đặc biệt gọi là VitroGel sẽ giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả nhất cho bệnh nhân ung thư vú.

Các chuyên gia nhận thấy mô vú được bảo quản trong gel vẫn duy trì cấu trúc, loại tế bào và khả năng phản ứng với một loại thuốc giống như mô vú bình thường. (Ảnh: Getty)
Các chuyên gia nhận thấy mô vú được bảo quản trong gel vẫn duy trì cấu trúc, loại tế bào và khả năng phản ứng với một loại thuốc giống như mô vú bình thường. (Ảnh: Getty)

Các nhà khoa học cho biết vừa đạt được bước tiến tiềm năng mang tính đột phá trong nghiên cứu và điều trị ung thư vú sau khi tìm ra cách bảo quản mô vú bên ngoài cơ thể trong ít nhất 1 tuần.

Kết quả này được công bố mới đây trên Tạp chí Mammary Gland Biology and Neoplasia.

Nghiên cứu do tổ chức từ thiện Prevent Breast Cancer (Anh) tài trợ cho thấy mô vú có thể được bảo quản trong dung dịch gel đặc biệt gọi là VitroGel, giúp các nhà khoa học tìm ra phương pháp điều trị bằng thuốc hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Các chuyên gia nhận thấy mô vú được bảo quản duy trì được cấu trúc, loại tế bào và khả năng phản ứng với nhiều thuốc giống như mô vú bình thường. Theo đó, nghiên cứu mới có thể góp phần hỗ trợ việc bào chế các loại thuốc mới để điều trị và ngăn ngừa ung thư vú, mà không cần thử nghiệm trên động vật.

Trên thế giới, ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ hai, chiếm 11,6% số ca ung thư mới được chẩn đoán, sau ung thư phổi, chiếm 12,4% số ca mới mắc bệnh.

Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư của Anh, trung bình mỗi năm có gần 56.000 phụ nữ ở Anh được chẩn đoán mắc ung thư vú.

Những năm trở lại đây, tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú đã cải thiện đáng kể.

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford, phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn đầu có nguy cơ tử vong vì bệnh này thấp hơn 66% so với 20 năm trước.

Theo tổ chức Nghiên cứu ung thư của Anh, 76% số bệnh nhân ung thư vú sống được thêm từ 10 năm trở lên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Nhật Bản thành công với "canh bạc" tế bào gốc

Với hơn 110 tỷ yên (tương đương 760 triệu USD) đầu tư từ chính phủ, cùng hàng tỷ USD từ các nhà tài trợ tư nhân và doanh nghiệp, Nhật Bản đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực điều trị bằng tế bào gốc.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều loại độc tố từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc Parkinson, đặc biệt là thuốc trừ sâu. (Nguồn: Vietnam+)

Thuốc trừ sâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ dự đoán rằng số người mắc bệnh Parkinson trên toàn thế giới có thể tăng hơn gấp đôi - từ 11,9 triệu người vào 2021 lên hơn 25 triệu người vào 2050.