Dịp Quốc khánh 2/9, do được nghỉ dài ngày nên lượng du khách khắp nơi đổ về Ninh Bình tham quan, nghỉ dưỡng tăng đột biến.
Dịp này, Ninh Bình cũng là một trong các địa phương diễn ra nhiều sự kiện văn hóa hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tại nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn như Cố đô Hoa Lư, Khu Du lịch Sinh thái Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, núi chùa Bái Đính, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Suối nước nóng Kênh Gà, nhà thờ đá Phát Diệm... lượng khách tham quan tăng gấp ba, bốn lần so với ngày thường.
Ông Nguyễn Hữu Nho, Phó Ban quản lý Khu Du lịch Tam Cốc Bích Động cho biết dịp lễ này, mỗi ngày khu du lịch đón hơn 1.000 khách, ngày cao điểm có khi tới gần 2.000 lượt khách. Có hơn 1.000 thuyền du lịch phục vụ chở khách tham quan nhưng đôi lúc khách vẫn phải chờ.
Gần đây, Ninh Bình đã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, khuyến khích đầu tư các công trình phục vụ du lịch nhà hàng, khách sạn, do đó đã hạn chế được tình trạng tắc đường nghiêm trọng và “cháy” các dịch vụ ăn, nghỉ.
Ngành du lịch Ninh Bình đã đổi mới phương thức quản lý tại các khu, điểm du lịch, vì vậy đã chấm dứt tình trạng lộn xộn, chèo kéo, tranh giành khách.
Anh Nguyễn Hữu Đức, du khách Hà Nội cảm nhận: "Đây là lần thứ hai tôi đến Ninh Bình, chất lượng các dịch vụ ở đây đã khác xa 5 năm trước. Các điểm du lịch đã không còn tình trạng lộn xộn, nhếch nhác, vệ sinh môi trường đã sạch sẽ hơn và người làm du lịch đã dần chuyên nghiệp hơn."
Những năm tới, Ninh Bình xác định phát huy lợi thế là địa phương giàu về tài nguyên du lịch, xây dựng ngành công nghiệp không khói này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất Cố đô có bề dày truyền thống nghìn năm tuổi tới du khách trong và ngoài nước./.
Dịp này, Ninh Bình cũng là một trong các địa phương diễn ra nhiều sự kiện văn hóa hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Tại nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn như Cố đô Hoa Lư, Khu Du lịch Sinh thái Tràng An, Tam Cốc-Bích Động, núi chùa Bái Đính, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Suối nước nóng Kênh Gà, nhà thờ đá Phát Diệm... lượng khách tham quan tăng gấp ba, bốn lần so với ngày thường.
Ông Nguyễn Hữu Nho, Phó Ban quản lý Khu Du lịch Tam Cốc Bích Động cho biết dịp lễ này, mỗi ngày khu du lịch đón hơn 1.000 khách, ngày cao điểm có khi tới gần 2.000 lượt khách. Có hơn 1.000 thuyền du lịch phục vụ chở khách tham quan nhưng đôi lúc khách vẫn phải chờ.
Gần đây, Ninh Bình đã tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, khuyến khích đầu tư các công trình phục vụ du lịch nhà hàng, khách sạn, do đó đã hạn chế được tình trạng tắc đường nghiêm trọng và “cháy” các dịch vụ ăn, nghỉ.
Ngành du lịch Ninh Bình đã đổi mới phương thức quản lý tại các khu, điểm du lịch, vì vậy đã chấm dứt tình trạng lộn xộn, chèo kéo, tranh giành khách.
Anh Nguyễn Hữu Đức, du khách Hà Nội cảm nhận: "Đây là lần thứ hai tôi đến Ninh Bình, chất lượng các dịch vụ ở đây đã khác xa 5 năm trước. Các điểm du lịch đã không còn tình trạng lộn xộn, nhếch nhác, vệ sinh môi trường đã sạch sẽ hơn và người làm du lịch đã dần chuyên nghiệp hơn."
Những năm tới, Ninh Bình xác định phát huy lợi thế là địa phương giàu về tài nguyên du lịch, xây dựng ngành công nghiệp không khói này trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; đồng thời quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất Cố đô có bề dày truyền thống nghìn năm tuổi tới du khách trong và ngoài nước./.
Vũ Văn Đạt (TTXVN/Vietnam+)