Ngày 6/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra hội thảo “Sách và chấn hưng giáo dục” do Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục IRED, Dự án Sách hay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Hội thư viện Việt Nam phối hợp tổ chức.
Nhiều đại biểu là các nhà giáo dục, nhà sư phạm, các chuyên gia và những cá nhân tâm huyết trong cả nước đã đến dự, góp ý kiến xây dựng và cổ vũ cho văn hóa đọc, cũng như đưa ra những suy nghĩ, đánh giá chung vai trò của sách đối với giáo dục.
Hội thảo cũng nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của sách trong công cuộc chấn hưng giáo dục.
Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, một trong những người "mê" sách khẳng định "sách đổi đời con người, sách đổi đời dân tộc và sách thay đổi cả nhân loại". Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó, cần đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa làm sao để sách gần gũi, thiết thực cho đời sống hiện tại và tương lai.
Các cơ quan chức năng cần lựa chọn một “tổng công trình sư”chỉ huy việc này, tập trung đội ngũ viết sách, thống nhất triết lý giáo dục trước rồi hình thành nội dung chương trình khung, phân chia nội dung cho các chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm thực tế trong việc dạy từng bậc học.
Theo ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, cần thiết củng cố vững mạnh mạng lưới thư viện cấp huyện để chấn hưng văn hóa đọc trong 5 năm tới.
Hiện nay, mạng lưới thư viện huyện rất yếu kém. Thống kê có đến gần 60% thư viện huyện đang "thoi thóp" tồn tại, hơn 30% thư viện hoạt động yếu và hơn 100 huyện chưa có thư viện.
Vì vậy, mục tiêu đến năm 2015 cần thành lập mới 100 thư viện huyện và nâng cấp những thư viện hiện tại để thu hút, hấp dẫn độc giả.
Thạc sĩ Lê Thị Chinh, Nhà xuất bản Giáo dục cũng đề cao về mạng lưới hệ thống thư viện tại trường học.
Đây là bộ phận cơ sở trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; xây dựng thói quen tự học cho học sinh.
Vì thế, cần tiếp tục nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất tại các thư viện trường học, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thư viện đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng./.
Nhiều đại biểu là các nhà giáo dục, nhà sư phạm, các chuyên gia và những cá nhân tâm huyết trong cả nước đã đến dự, góp ý kiến xây dựng và cổ vũ cho văn hóa đọc, cũng như đưa ra những suy nghĩ, đánh giá chung vai trò của sách đối với giáo dục.
Hội thảo cũng nhằm mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò của sách trong công cuộc chấn hưng giáo dục.
Tiến sĩ Hồ Thiệu Hùng, một trong những người "mê" sách khẳng định "sách đổi đời con người, sách đổi đời dân tộc và sách thay đổi cả nhân loại". Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, trong đó, cần đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa làm sao để sách gần gũi, thiết thực cho đời sống hiện tại và tương lai.
Các cơ quan chức năng cần lựa chọn một “tổng công trình sư”chỉ huy việc này, tập trung đội ngũ viết sách, thống nhất triết lý giáo dục trước rồi hình thành nội dung chương trình khung, phân chia nội dung cho các chuyên gia giáo dục có kinh nghiệm thực tế trong việc dạy từng bậc học.
Theo ông Phạm Thế Khang, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, cần thiết củng cố vững mạnh mạng lưới thư viện cấp huyện để chấn hưng văn hóa đọc trong 5 năm tới.
Hiện nay, mạng lưới thư viện huyện rất yếu kém. Thống kê có đến gần 60% thư viện huyện đang "thoi thóp" tồn tại, hơn 30% thư viện hoạt động yếu và hơn 100 huyện chưa có thư viện.
Vì vậy, mục tiêu đến năm 2015 cần thành lập mới 100 thư viện huyện và nâng cấp những thư viện hiện tại để thu hút, hấp dẫn độc giả.
Thạc sĩ Lê Thị Chinh, Nhà xuất bản Giáo dục cũng đề cao về mạng lưới hệ thống thư viện tại trường học.
Đây là bộ phận cơ sở trọng yếu, trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh; xây dựng thói quen tự học cho học sinh.
Vì thế, cần tiếp tục nâng cấp, đầu tư cơ sở vật chất tại các thư viện trường học, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thư viện đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng./.
Gia Thuận (TTXVN)