Khai mạc ''Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024''

Đây là lễ hội mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trong đó có chùa Bái Đính được UNESCO công nhận, vinh danh là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á.

Đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình thỉnh chuông khai hội. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN.)
Đại diện Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình thỉnh chuông khai hội. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN.)

Ngày 15/2 (tức Mùng 6 tháng Giêng), tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc “Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024.”

Đây là lễ hội mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trong đó có chùa Bái Đính được UNESCO công nhận, vinh danh là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á với cả hai tiêu chí văn hóa và thiên nhiên.

Nêu lên những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa của chùa Bái Đính, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Bái Đính cho biết, trước xu hướng phát triển, hội nhập của đất nước, để phát huy giá trị đạo đức, văn hóa Phật giáo và nhằm xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho nhân loại cũng như tỏ lòng tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân đã có công tạo dựng đất nước, chùa Bái Đính được mở rộng, xây dựng mới trở thành biểu trưng của giá trị văn hóa, đạo đức, tập trung tinh hoa trí tuệ sáng tạo của người lao động, làm nên một trung tâm tâm linh, tín ngưỡng hoằng pháp độ sinh.

Đây là nơi thỏa nguyện nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, phật tử. Đồng thời là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, góp phần tô điểm thêm thắng tích Phật giáo trong Quần thể Danh thắng Tràng An.

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội.

Các nghi thức được thực hiện như Niệm Phật cầu gia hộ; thắp hương thờ Phật; lễ dâng lộc, cúng dường tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không; lễ tế thần Cao Sơn và thánh Mẫu Thượng Ngàn; gióng trống, thỉnh chuông khai hội; dâng lục cúng; lễ dâng hương và cầu nguyện quốc thái dân an; múa Rồng; rước kiệu lên chùa Bái Đính cổ và các chương trình văn nghệ hát mừng mùa Xuân, Phật pháp... tạo sự vui tươi, phấn khởi, cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc đến mỗi người dân, du khách.

ttxn_chua bai dinh khai hoi.jpg
Các hoạt động tại Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN.)

Chùa Bái Đính có lịch sử nghìn năm, tọa lạc trong hang động núi Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn là một trong những danh lam nổi tiếng của đất Cố đô Hoa Lư, đây là nơi vua Quang Trung chọn thực hiện nghi lễ tế cờ, động viên tướng sĩ trước khi tiến ra Thăng Long đại phá quân Thanh xâm lược.

Trải qua nhiều thăng trầm nhưng chùa Bái Đính cổ vẫn được tăng, ni, phật tử, nhân dân trân trọng, giữ gìn đến ngày nay và mãi mãi về sau.

Tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo tỉnh Ninh Bình và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã gióng trống, thỉnh chuông khai hội.

Các chức sắc tôn giáo, tăng, ni, phật tử, du khách thập phương thực hiện nghi lễ dâng lục cúng, dâng hương bạch Phật... cầu nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thế giới hòa bình, người dân ấm no, hạnh phúc.

Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024 diễn ra từ nay đến hết tháng 3 âm lịch./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Chương trình nghệ thuật sân khấu hóa với chủ đề “Huyền thoại Mẹ xứ sở” tại lễ hội. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)

Khánh Hòa: Khai mạc Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025 kéo dài đến hết ngày 20/4, là cơ hội gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, để nơi đây mãi là biểu tượng thiêng liêng của lòng tri ân, niềm tin và khát vọng của con người.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. (Ảnh: TTXVN phát)

Quảng Ngãi: Tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa không chỉ dừng lại ở ý nghĩa văn hóa, mà còn góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông.

Nước phở nóng sốt được chan vào bát. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Về Nam Định tham dự lễ hội làng nghề Phở Vân Cù

Lễ hội làng nghề phở Vân Cù, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực, Nam Định nhằm bảo tồn, phát triển và tri ân các bậc tiền bối đã làm nên một nghề Phở Vân Cù truyền thống, được lan tỏa khắp mọi miền tổ quốc.

Các nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ có 100 con tôm hùm trong khuôn khổ Lễ hội. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ 2025 quy tụ nhiều nghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước với quy mô hơn 230 gian hàng gồm không gian bánh dân gian, không gian đặc sản vùng miền, không gian ẩm thực.