Tối 4/11, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính lần thứ IV năm 2012 với chủ đề “Nguồn cội câu then.”
Dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam và đại diện 10 tỉnh là Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Đắc Nông, Điện Biên, Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, cùng đông đảo các nghệ nhân, diễn viên của các đoàn.
Phát biểu khai mạc Liên hoan, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: "Chúng ta đã tổ chức thành công ba kỳ liên hoan hát then tại các tỉnh: Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Liên hoan hát then, đàn tính lần thứ IV năm 2012 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ là một trong những hoạt động mạng tính chất “bước đệm” để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận hát then, đàn tính trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại."
Hát then - đàn tính được kết tinh từ truyền thống đến hiện đại, góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Nùng, Thái trong cuộc sống đương đại. Chị Ma Thị Xuyến, diễn viên đoàn hát Then tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Tôi rất vui mừng được tham gia Liên hoan lần này và mong muốn qua hoạt động này sẽ góp phần tích cực vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, nghệ thuật hát then, đàn tính nói riêng."
Liên hoan nghệ thuật hát then - đàn tính lần thứ IV năm 2012 nhằm giới thiệu văn hóa hát then - đàn tính, phát huy giá trị di sản văn hóa các vùng, miền trong khu vực miền núi phía Bắc, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Anh Hoàng Văn Trường (xã Bình Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) cho biết: "Tôi thấy không khí và các tiết mục biểu diễn tại liên hoan rất đa dạng, phong phú và giàu chất nghệ thuật. Tôi mong muốn văn hóa hát then - đàn tính sớm được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại."
Liên hoan nghệ thuật hát then-đàn tính lần này cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên các địa phương gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và giới thiệu những nét văn hóa hát then - đàn tính, đặc sắc của mỗi dân tộc; đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa hát then - đàn tính của các tỉnh vùng núi phía Bắc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Liên hoan còn là dịp để các đơn vị tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;” nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc về ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, gìn giữ, sưu tầm, truyền dạy văn hóa hát then-đàn tính.
Ông Nguyễn Phúc Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, Liên hoan nghệ thuật hát then - đàn tính lần thứ IV năm 2012 được xây dựng công phu với sự tham gia của gần 800 diễn viên của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh bạn, ngoài màn hát múa với chủ đề “Nguồn cội câu Then,” Liên hoan còn có các màn nghệ thuật với sự tham gia của 9 tỉnh như: “Muôn phương hội tụ,” “Xứ Lạng gọi mời” và các làn điệu then đặc trưng của các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Điện Biên./.
Dự lễ khai mạc có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam và đại diện 10 tỉnh là Bắc Kạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Đắc Nông, Điện Biên, Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, cùng đông đảo các nghệ nhân, diễn viên của các đoàn.
Phát biểu khai mạc Liên hoan, ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh: "Chúng ta đã tổ chức thành công ba kỳ liên hoan hát then tại các tỉnh: Cao Bằng, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Liên hoan hát then, đàn tính lần thứ IV năm 2012 được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn sẽ là một trong những hoạt động mạng tính chất “bước đệm” để hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận hát then, đàn tính trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại."
Hát then - đàn tính được kết tinh từ truyền thống đến hiện đại, góp phần tích cực vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Tày, Nùng, Thái trong cuộc sống đương đại. Chị Ma Thị Xuyến, diễn viên đoàn hát Then tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Tôi rất vui mừng được tham gia Liên hoan lần này và mong muốn qua hoạt động này sẽ góp phần tích cực vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung, nghệ thuật hát then, đàn tính nói riêng."
Liên hoan nghệ thuật hát then - đàn tính lần thứ IV năm 2012 nhằm giới thiệu văn hóa hát then - đàn tính, phát huy giá trị di sản văn hóa các vùng, miền trong khu vực miền núi phía Bắc, góp phần phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân; giáo dục truyền thống yêu nước, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Anh Hoàng Văn Trường (xã Bình Phúc, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn) cho biết: "Tôi thấy không khí và các tiết mục biểu diễn tại liên hoan rất đa dạng, phong phú và giàu chất nghệ thuật. Tôi mong muốn văn hóa hát then - đàn tính sớm được UNESCO công nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại."
Liên hoan nghệ thuật hát then-đàn tính lần này cũng là dịp để các nghệ nhân, diễn viên các địa phương gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và giới thiệu những nét văn hóa hát then - đàn tính, đặc sắc của mỗi dân tộc; đồng thời phát huy giá trị di sản văn hóa hát then - đàn tính của các tỉnh vùng núi phía Bắc trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển. Liên hoan còn là dịp để các đơn vị tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;” nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc về ý thức trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn, gìn giữ, sưu tầm, truyền dạy văn hóa hát then-đàn tính.
Ông Nguyễn Phúc Hà, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn cho biết, Liên hoan nghệ thuật hát then - đàn tính lần thứ IV năm 2012 được xây dựng công phu với sự tham gia của gần 800 diễn viên của tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh bạn, ngoài màn hát múa với chủ đề “Nguồn cội câu Then,” Liên hoan còn có các màn nghệ thuật với sự tham gia của 9 tỉnh như: “Muôn phương hội tụ,” “Xứ Lạng gọi mời” và các làn điệu then đặc trưng của các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Điện Biên./.
Thắng Trung (TTXVN)