Triển lãm hàng không Ấn Độ lần thứ tám đã khai mạc ngày 9/2 tại thành phố Bangalore, bang Kanartaka miền Tây Nam Ấn Độ.
Với gần 700 công ty đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới tham gia trưng bày sản phẩm, thiết bị hàng không trong khuôn viên rộng 75.000m2, triển lãm đã trở thành một trong những sự kiện hàng không lớn nhất hành tinh.
Mỹ là nước có nhiều sản phẩm trưng bày và nhiều chuyến bay biểu diễn nhất tại triển lãm với hàng loạt loại máy bay chiến đấu hiện đại như F-16, F/A-18 Hornet, máy bay vận tải khổng lồ C-17 Globemaster, C-130 Herculer, máy bay tiếp dầu trên không KC- 135.
Nga cũng không chịu thua kém với 35 công ty tham gia và hơn 80 sản phẩm trưng bày gồm các máy bay chiến đấu hiện đại như MIG-35, SU-35, MIG-29 K, MIG-29 KUB, máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, máy bay vận tải IL-76 MD, máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 MK, thủy phi cơ Be-200.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony kêu gọi xây dựng Ấn Độ thành một trung tâm hàng không toàn cầu, ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành các hoạt động liên doanh, chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ hàng không của nước này.
Ông cho biết, quyết định cuối cùng của Ấn Độ về dự án mua 126 máy bay chiến đấu đa năng trị giá 10,4 tỷ USD sẽ được thông qua vào tháng Tư tới. Việc lựa chọn đối tác bán máy bay theo dự án này sẽ phụ thuộc vào chất lượng, công nghệ và giá bán.
Trong danh sách các máy bay chiến đấu được lựa chọn tham gia đấu thầu có F/A-18 của Boeing, F-16 của Lockheed Martin (Mỹ), Saab Gripen (Thụy Điển), MIG-35 (Nga), Rafale của Dassault (Pháp) và Eurofighter của Tập đoàn hàng không quốc phòng châu Âu (EADS)./.
Với gần 700 công ty đến từ hơn 40 quốc gia trên thế giới tham gia trưng bày sản phẩm, thiết bị hàng không trong khuôn viên rộng 75.000m2, triển lãm đã trở thành một trong những sự kiện hàng không lớn nhất hành tinh.
Mỹ là nước có nhiều sản phẩm trưng bày và nhiều chuyến bay biểu diễn nhất tại triển lãm với hàng loạt loại máy bay chiến đấu hiện đại như F-16, F/A-18 Hornet, máy bay vận tải khổng lồ C-17 Globemaster, C-130 Herculer, máy bay tiếp dầu trên không KC- 135.
Nga cũng không chịu thua kém với 35 công ty tham gia và hơn 80 sản phẩm trưng bày gồm các máy bay chiến đấu hiện đại như MIG-35, SU-35, MIG-29 K, MIG-29 KUB, máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, máy bay vận tải IL-76 MD, máy bay tiếp nhiên liệu trên không IL-78 MK, thủy phi cơ Be-200.
Phát biểu khai mạc triển lãm, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony kêu gọi xây dựng Ấn Độ thành một trung tâm hàng không toàn cầu, ủng hộ mạnh mẽ việc tiến hành các hoạt động liên doanh, chuyển giao công nghệ và phát triển công nghệ hàng không của nước này.
Ông cho biết, quyết định cuối cùng của Ấn Độ về dự án mua 126 máy bay chiến đấu đa năng trị giá 10,4 tỷ USD sẽ được thông qua vào tháng Tư tới. Việc lựa chọn đối tác bán máy bay theo dự án này sẽ phụ thuộc vào chất lượng, công nghệ và giá bán.
Trong danh sách các máy bay chiến đấu được lựa chọn tham gia đấu thầu có F/A-18 của Boeing, F-16 của Lockheed Martin (Mỹ), Saab Gripen (Thụy Điển), MIG-35 (Nga), Rafale của Dassault (Pháp) và Eurofighter của Tập đoàn hàng không quốc phòng châu Âu (EADS)./.
(TTXVN/Vietnam+)