Sáng 15/9, ba triển lãm quan trọng nhất trong ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hỗ trợ là “Vietnam Manufacturing Expo 2011, triển lãm “Phụ tùng công nghiệp và hợp đồng phụ Việt Nam 2011” và triển lãm "công nghiệp phụ trợ Việt Nam-Nhật Bản lần thứ tư" đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Triển lãm thu hút sự tham gia của 200 nhãn hàng nổi tiếng đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục đích hỗ trợ hơn 8.000 doanh nghiệp chế tạo và sản xuất linh phụ kiện của Việt Nam nâng cao sản xuất, chất lượng, bán, thầu phụ và mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Ông Duangdej Yuamkwamdee, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex (đơn vị tổ chức triển lãm) cho biết, hiện nay ở Hà Nội có khoảng hơn 104 nghìn doanh nghiệp đang sản xuất công nghiệp và nhiều doanh nghiệp chế tạo nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang tìm kiếm nhà cung cấp linh phụ kiện Việt Nam.
Chính vì vậy, triển lãm này sẽ là dịp để các nhà sản xuất linh phụ kiện Việt Nam giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình tới khách hàng. Đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam có thể học hỏi về các thiết bị của các nhà sản xuất nước ngoài cũng như có cơ hội liên lạc trực tiếp với các đối tác kinh doanh tiềm năng.
Ông Takezo Yanagida, Phó Chủ tịch tổ chức thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho biết, trong những năm gần đây tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam tăng cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản gặp phải là khó khăn trong việc mua sắm các linh kiện phụ tùng được sản xuất tại Việt Nam.
Một khảo sát của JETRO cho thấy, tỷ lệ phần trăm các phụ tùng mua tại Việt Nam thấp hơn so với bất kỳ nước nào khác trong ASEAN, vì thế các nhà chế tạo Nhật Bản ở Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện từ các quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc... Điều này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm cuối cùng cho các nhà sản xuất mà còn giảm lợi nhuận thương mại của Việt Nam.
Mặc dù việc tiếp cận với các công ty của Nhật Bản ngay lập tức có lẽ còn khó khăn do tiêu chuẩn thu mua phụ tùng của các công ty này rất khắt khe. Tuy nhiên, ông Takezo Yanagida cũng cho rằng, thông qua triển lãm công nghiệp phụ trợ lần này, sẽ là cơ hội tốt cho sự tăng trưởng sản xuất phụ tùng của ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam cũng như quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.
Triển lãm 3 trong 1 về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2011 lần này sẽ có 60 doanh nghiệp chế tạo linh kiện Việt Nam trưng bày các linh phụ kiện công nghiệp mà họ có thể sản xuất, phía Nhật Bản cũng có 59 nhà chế tạo trưng bày những linh kiện mà họ đang có nhu cầu tìm nhà thầu phụ mới để cung ứng...
Thứ trưởng Bộ Công thương, Hồ Thị Kim Thoa khẳng định, với qui mô và mục đích của triển lãm lần này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm được đầu ra ổn định, xuất khẩu tại chỗ, đồng thời giúp các doanh nghiệp nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tìm được nhà cung cấp sản phẩm, bán thành phẩm tin cậy, chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Đây cũng là cơ hội tốt để các nhà quản lý đánh giá vai trò, thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, từ đó có các biện pháp, chính sách định hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, triển lãm cũng sẽ góp phần tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng cạnh trạnh, đồng thời làm cho các công ty FDI tích cực sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, cơ khí do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Triển lãm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 15/9-17/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội./.
Triển lãm thu hút sự tham gia của 200 nhãn hàng nổi tiếng đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục đích hỗ trợ hơn 8.000 doanh nghiệp chế tạo và sản xuất linh phụ kiện của Việt Nam nâng cao sản xuất, chất lượng, bán, thầu phụ và mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Ông Duangdej Yuamkwamdee, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex (đơn vị tổ chức triển lãm) cho biết, hiện nay ở Hà Nội có khoảng hơn 104 nghìn doanh nghiệp đang sản xuất công nghiệp và nhiều doanh nghiệp chế tạo nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản cũng đang tìm kiếm nhà cung cấp linh phụ kiện Việt Nam.
Chính vì vậy, triển lãm này sẽ là dịp để các nhà sản xuất linh phụ kiện Việt Nam giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp mình tới khách hàng. Đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp chế tạo Việt Nam có thể học hỏi về các thiết bị của các nhà sản xuất nước ngoài cũng như có cơ hội liên lạc trực tiếp với các đối tác kinh doanh tiềm năng.
Ông Takezo Yanagida, Phó Chủ tịch tổ chức thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho biết, trong những năm gần đây tỷ lệ các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam tăng cao hơn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản gặp phải là khó khăn trong việc mua sắm các linh kiện phụ tùng được sản xuất tại Việt Nam.
Một khảo sát của JETRO cho thấy, tỷ lệ phần trăm các phụ tùng mua tại Việt Nam thấp hơn so với bất kỳ nước nào khác trong ASEAN, vì thế các nhà chế tạo Nhật Bản ở Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện từ các quốc gia khác như Thái Lan, Trung Quốc... Điều này không chỉ làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm cuối cùng cho các nhà sản xuất mà còn giảm lợi nhuận thương mại của Việt Nam.
Mặc dù việc tiếp cận với các công ty của Nhật Bản ngay lập tức có lẽ còn khó khăn do tiêu chuẩn thu mua phụ tùng của các công ty này rất khắt khe. Tuy nhiên, ông Takezo Yanagida cũng cho rằng, thông qua triển lãm công nghiệp phụ trợ lần này, sẽ là cơ hội tốt cho sự tăng trưởng sản xuất phụ tùng của ngành công nghiệp sản xuất Việt Nam cũng như quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.
Triển lãm 3 trong 1 về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam 2011 lần này sẽ có 60 doanh nghiệp chế tạo linh kiện Việt Nam trưng bày các linh phụ kiện công nghiệp mà họ có thể sản xuất, phía Nhật Bản cũng có 59 nhà chế tạo trưng bày những linh kiện mà họ đang có nhu cầu tìm nhà thầu phụ mới để cung ứng...
Thứ trưởng Bộ Công thương, Hồ Thị Kim Thoa khẳng định, với qui mô và mục đích của triển lãm lần này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tìm được đầu ra ổn định, xuất khẩu tại chỗ, đồng thời giúp các doanh nghiệp nước ngoài đang sản xuất tại Việt Nam nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tìm được nhà cung cấp sản phẩm, bán thành phẩm tin cậy, chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
Đây cũng là cơ hội tốt để các nhà quản lý đánh giá vai trò, thực trạng của ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, từ đó có các biện pháp, chính sách định hướng phát triển phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, triển lãm cũng sẽ góp phần tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp Việt Nam để đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng cạnh trạnh, đồng thời làm cho các công ty FDI tích cực sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, cơ khí do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.
Triển lãm sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ 15/9-17/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội./.
Đức Duy (Vietnam+)