Ngày 12/1, tại Hà Nội, Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam vừa khai mạc trưng bày chuyên đề "Rồng trên cổ vật" nhân dịp đón năm mới Nhâm Thìn đang tới gần.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết cuộc trưng bày có ý nghĩa hết sức đặc biệt, góp phần giới thiệu đến công chúng Thủ đô những hiện vật cổ được trang trí hình rồng, thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, gốm, giấy, gỗ, vàng, bạc, ngọc... Đây là một phần cổ vật thuộc sỡ hữu quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng.
Tất cả cổ vật được trưng bày đều là những hiện vật gốc, có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn ( khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên đến thế kỷ 1-2 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ 20. Qua đó tạo điều kiện để công chúng thấy được công sức lao động, trình độ chế tác cũng như tư duy thẩm mỹ của người xưa, từ đó thêm trân trọng di sản văn hóa dân tộc, hiểu rõ hơn về hình tượng rồng trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cổ vật trong “Rồng trên cổ vật” được trưng bày theo các niên đại Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 1-10), thời Lý-Trần (thế kỷ 11-14), thời Lê-Mạc, Lê Trung Hưng (thế kỷ 15-18); thời Nguyễn (thế kỷ 18 đến năm 1945) và trong văn hóa Champa (thế kỷ 17-18).
Các hiện vật có trang trí hình rồng được trưng bày gồm rất nhiều thể loại phong phú, trong đó có chuông, khay thờ, lư hương, trống đồng, chân đèn, hộp đựng đồ, chậu, đỉnh, sắc phong, vương miện hoàng hậu. Hình rồng còn được trang trí trên hình ảnh lá bồ đề trong kiến trúc, bàn đạp yên ngựa...
Trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng linh thiêng và quyền lực song lại rất gần gũi với đời sống con người. Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. Rồng là tín hiệu tốt lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Hình ảnh “rồng bay lên” (Thăng Long) thể hiện khí thế vươn lên và cường thịnh của dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh đẹp, mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Hình tượng rồng xuất hiện sớm từ buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển liên tục qua các thời kỳ và trở thành một trong những hình tượng chủ đạo của một số loại hình nghệ thuật Việt Nam.
Trong kho tàng di sản văn hóa ấy, hình tượng rồng được thể hiện vô cùng sinh động và đa dạng trên mọi loại hình và chất liệu./.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết cuộc trưng bày có ý nghĩa hết sức đặc biệt, góp phần giới thiệu đến công chúng Thủ đô những hiện vật cổ được trang trí hình rồng, thể hiện trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, gốm, giấy, gỗ, vàng, bạc, ngọc... Đây là một phần cổ vật thuộc sỡ hữu quốc gia đang được lưu giữ tại Bảo tàng.
Tất cả cổ vật được trưng bày đều là những hiện vật gốc, có niên đại từ Văn hóa Đông Sơn ( khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên đến thế kỷ 1-2 sau công nguyên) đến đầu thế kỷ 20. Qua đó tạo điều kiện để công chúng thấy được công sức lao động, trình độ chế tác cũng như tư duy thẩm mỹ của người xưa, từ đó thêm trân trọng di sản văn hóa dân tộc, hiểu rõ hơn về hình tượng rồng trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cổ vật trong “Rồng trên cổ vật” được trưng bày theo các niên đại Văn hóa Đông Sơn (thế kỷ 1-10), thời Lý-Trần (thế kỷ 11-14), thời Lê-Mạc, Lê Trung Hưng (thế kỷ 15-18); thời Nguyễn (thế kỷ 18 đến năm 1945) và trong văn hóa Champa (thế kỷ 17-18).
Các hiện vật có trang trí hình rồng được trưng bày gồm rất nhiều thể loại phong phú, trong đó có chuông, khay thờ, lư hương, trống đồng, chân đèn, hộp đựng đồ, chậu, đỉnh, sắc phong, vương miện hoàng hậu. Hình rồng còn được trang trí trên hình ảnh lá bồ đề trong kiến trúc, bàn đạp yên ngựa...
Trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng linh thiêng và quyền lực song lại rất gần gũi với đời sống con người. Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. Rồng là tín hiệu tốt lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Hình ảnh “rồng bay lên” (Thăng Long) thể hiện khí thế vươn lên và cường thịnh của dân tộc Việt Nam. Đó là hình ảnh đẹp, mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Hình tượng rồng xuất hiện sớm từ buổi đầu dựng nước, tồn tại và phát triển liên tục qua các thời kỳ và trở thành một trong những hình tượng chủ đạo của một số loại hình nghệ thuật Việt Nam.
Trong kho tàng di sản văn hóa ấy, hình tượng rồng được thể hiện vô cùng sinh động và đa dạng trên mọi loại hình và chất liệu./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)