Sáng 13/6, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện việc khai quật điểm di tích khảo cổ tại phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi theo quyết định khai quật khẩn cấp của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Sau hai ngày khai quật, sáng 14/6, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện dưới hố khai quật có một con dấu (ấn kiện) làm bằng đá.
Trên mặt ấn kiện có khắc bốn chữ, trong đó có hai chữ kiểu chữ triện và hai chữ kiểu chữ thảo. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành phiên âm và dịch nghĩa bốn ký tự này.
Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi (Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi) cho biết căn cứ vào các hiện vật đã tìm thấy, cơ quan chuyên môn đã làm sáng tỏ điểm khai quật này vốn là Dinh thờ Bà (Dinh Bà) của người Việt xưa do một sự biến cố nào đó nên đã bị vùi lấp.
Dưới hố khai quật rộng 20m2, sâu 1,2m2, cơ quan chuyên môn đã làm phát lộ một nhóm gốm vỡ bao gồm bình vôi, chén, đĩa sứ.
Căn cứ vào màu sắc, hình dáng, hoa văn của các hiện vật đã phát hiện được, có thể kết luận đây là dòng gốm Quảng Đức (Phú Yên) và Châu Ổ (Quảng Ngãi) có từ thế kỷ 18, hưng thịnh vào thời nhà Nguyễn và đã thất truyền.
Sự có mặt của các đồ gốm sứ kể trên tại Quảng Ngãi đã thể hiện sự giao lưu trao đổi văn hóa vật chất đã có từ rất sớm trong đời sống của người Việt xưa.
Hiện công tác khai quật vẫn đang được tiếp tục./.
Sau hai ngày khai quật, sáng 14/6, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện dưới hố khai quật có một con dấu (ấn kiện) làm bằng đá.
Trên mặt ấn kiện có khắc bốn chữ, trong đó có hai chữ kiểu chữ triện và hai chữ kiểu chữ thảo. Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành phiên âm và dịch nghĩa bốn ký tự này.
Tiến sĩ khảo cổ học Đoàn Ngọc Khôi (Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi) cho biết căn cứ vào các hiện vật đã tìm thấy, cơ quan chuyên môn đã làm sáng tỏ điểm khai quật này vốn là Dinh thờ Bà (Dinh Bà) của người Việt xưa do một sự biến cố nào đó nên đã bị vùi lấp.
Dưới hố khai quật rộng 20m2, sâu 1,2m2, cơ quan chuyên môn đã làm phát lộ một nhóm gốm vỡ bao gồm bình vôi, chén, đĩa sứ.
Căn cứ vào màu sắc, hình dáng, hoa văn của các hiện vật đã phát hiện được, có thể kết luận đây là dòng gốm Quảng Đức (Phú Yên) và Châu Ổ (Quảng Ngãi) có từ thế kỷ 18, hưng thịnh vào thời nhà Nguyễn và đã thất truyền.
Sự có mặt của các đồ gốm sứ kể trên tại Quảng Ngãi đã thể hiện sự giao lưu trao đổi văn hóa vật chất đã có từ rất sớm trong đời sống của người Việt xưa.
Hiện công tác khai quật vẫn đang được tiếp tục./.
Đoàn Hữu Trung (Vietnam+)