Ngày 21/7, Bảo tàng Hùng Vương, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Phú Thọ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức công bố báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Chon.
Di chỉ này thuộc niên đại văn hóa Gò Mun, được phát hiện vào năm 1967 tại khu 1, ở xã Dân Quyền, huyện Tam Nông nhưng đã bị san bạt. Năm 2021, đoàn khảo sát nhận định, di chỉ Gò Chon vẫn còn khả năng khai quật, nghiên cứu.
Sau hơn 1 tháng khai quật (từ tháng 5-6/2023), đã có hơn 3.000 mảnh gốm sinh hoạt, nhiều mảnh vỡ của công cụ và dấu vết bếp sinh hoạt được tìm thấy... chứng tỏ dân cư cổ đã cư trú ở đây khá lâu dài và liên tục.
[Những phát hiện cực kỳ quan trọng về người tiền sử tại Tuyên Quang]
Niên đại thuộc văn hóa Gò Mun trung kỳ khoảng 3000-2800 năm trước Công nguyên, tồn tại trong khoảng vài trăm năm.
Từ khi phát hiện đến nay, khu vực di chỉ vẫn chỉ được sử dụng để canh tác nên được bảo tồn khá tốt, vẫn còn khả năng tiếp tục mở rộng, nghiên cứu.
Các nhà khoa học kiến nghị, cần có các biện pháp quy hoạch, khoanh vùng để bảo vệ, giữ gìn di chỉ, sớm đầu tư khai quật trên quy mô lớn để thu thập các di tích, di vật quý giá trong lòng đất./.