Bên lề Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các đại biểu dự Đại hội đã trao đổi với phóng viên một số vấn đề về vai trò chủ đạo của Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông; cơ chế, môi trường đầu tư…
Đại biểu Nguyễn Hữu Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho rằng, công cụ kinh tế đã có nhưng chưa rõ nét. Đã đến lúc rất cần, nhất là trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, vai trò của các đơn vị chủ đạo của nhà nước để kịp thời can thiệp vào thị trường, can thiệp vào các điểm nóng của thị trường trong các thời điểm như có bão lụt, thiên tai, đột biến về giá.
Mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp nhà nước hiện nay là cổ phần hóa nhanh và hình thành tập trung nguồn lực để phát triển một số doanh nghiệp lớn để xây dựng thành công cụ của nhà nước.
Có thể nói, trong cơ chế mở hiện nay, các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài phát triển rất nhanh. Bộ Chính trị đã chủ trì một cuộc vận động rất lớn là “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” đây là một chủ trương lớn.
Trong Đại hội này, giới doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến định hướng này, muốn phát triển rộng ra thành một tư duy, một quan điểm chính trị của hệ thống quản lý các cấp, các ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, hướng tới người Việt Nam, hướng tới doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới hàng hóa Việt Nam và cần phải tạo điều kiện, tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Tất nhiên là các thành phần kinh tế đều bình đẳng nhưng nói chung các doanh nghiệp Việt Nam tuy có nhiều lợi thế nhưng quá trình phát triển của họ nằm trong cơ chế bao cấp trong một thời gian dài nên đang có những cái thiệt thòi. Cộng đồng xã hội và các cấp cần quan tâm đến việc tạo thêm nguồn lực để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thắng cho biết, là một trong 5 tổng công ty của thành phố Hà Nội, làm nhiệm vụ phát triển thương mại, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã có những định hướng phát triển hai mảng: Thương mại xuất nhập khẩu và thương mại nội địa.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là một đơn vị xuất nhập khẩu chuyên nghiệp trong rất nhiều năm, thị trường mở ra gần 70 nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổng Công ty là cần phải thay đổi, nâng cấp hệ thống thương mại nội địa (hệ thống bán buôn, bán lẻ, các kênh hàng hóa). Mục tiêu phát triển hệ thống thị trường nội địa là tập trung vào các kênh hàng hóa bán buôn, kích thích hàng hóa từ các kênh sản xuất và xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị.
Đề cập đến việc chuẩn bị nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, đại biểu Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nếu coi phát triển hạ tầng đô thị là khâu đột phá thì nhà nước phải ưu tiên ngân sách cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước không bao giờ “chịu đựng” nổi, trong giai đoạn vừa rồi và tiếp theo cần huy động tài trợ của các tổ chức quốc tế qua nguồn vốn ODA.
Khi Việt Nam đã qua ngưỡng thu nhập bình quân 1.000 USD/đầu người thì nguồn vốn ODA sẽ giảm nhưng sẽ có các nguồn khác, cao hơn ODA nhưng thấp hơn lãi suất thương mại. Như vậy, huy động nguồn vốn tài trợ của Quốc tế vẫn là kênh thứ hai quan trọng.
Kênh thứ ba là xã hội hóa bằng các phương thức như BT, BOT và hình thức mới đang chuẩn bị áp dụng như PPP cho các công trình như đường bộ cao tốc Phan Thiết-Thành phố Hồ Chí Minh... trong năm nay. Đó là các kênh huy động vốn. Cùng với nguồn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải huy động các nguồn vốn để thực hiện hình thức liên doanh công-tư.
Để Nhà nước và tư nhân cùng làm, cần một loạt các giải pháp đi theo. Trước hết, người tham gia giao thông phải đóng góp, sử dụng hạ tầng phải nộp phí để duy tu hạ tầng, tham gia đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường. Hiện ta chưa huy động được vì dân mình còn nghèo nhưng dần dần cũng phải áp dụng. Vì người sử dụng xe ôtô Mecedes trên đường cao tốc không thể giống như người sử dụng xe Honda, xe tải chịu phí như nhau là không công bằng. Tiếp theo, nguồn lực xã hội của tất cả mọi người đóng góp rất quan trọng, ngay cả các nước có trình độ phát triển cao cũng thực hiện như vậy.
Đại biểu Nguyễn Văn Thiện – Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho rằng cần tạo cơ chế, môi trường đầu tư cho miền Trung, nhất là về hạ tầng giao thông, thủy lợi để tạo điều kiện cho miền Trung phát triển cùng cả nước.
Tới đây, cần có những chính sách mạnh mẽ hơn trong vấn đề thu hút đầu tư, đặc biệt đối với miền Trung là nơi rất khó khăn nên chính sách thu hút đầu tư cần cụ thể hóa cho từng vùng, từng miền, những nơi nào khó khăn thì nên có sự hỗ trợ như hỗ trợ về hạ tầng để đầu tư các cơ sở công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Muốn vậy, Chính phủ phải có cơ chế đầu tư cho một số vùng khó khăn, ví dụ như miền Trung.
Thực tế miền Trung hiện nay còn hết sức khó khăn nhất là vấn đề hạ tầng, hy vọng rằng trong thời gian tới, Chính phủ có cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, trong đó cần có cơ chế, chính sách cụ thể cho từng vùng, từng miền để tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng miền bình đẳng.
Đại biểu Nguyễn Văn Thiện cho biết, trong vòng 5 năm tới, Bình Định xác định một số chương trình hành động nhằm đột phá trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển thêm một số khu công nghiệp ở phía Bắc trên địa bàn ngoài những khu công nghiệp hiện có và đầu tư vào hạ tầng dịch vụ như hạ tầng du lịch, cảng biển để tạo điều kiện môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào Bình Định.
Thứ hai là tập trung đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp của tỉnh hiện nay. Tỉnh sẽ ký với các trường Đại học trên địa bàn, đồng thời phối hợp liên kết với một số trường Đại học ở các nơi đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, tỉnh có chính sách, cơ chế thu hút nguồn nhân lực ở các nơi về để phục vụ cho khu kinh tế Nhơn Hội./.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thắng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho rằng, công cụ kinh tế đã có nhưng chưa rõ nét. Đã đến lúc rất cần, nhất là trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay, vai trò của các đơn vị chủ đạo của nhà nước để kịp thời can thiệp vào thị trường, can thiệp vào các điểm nóng của thị trường trong các thời điểm như có bão lụt, thiên tai, đột biến về giá.
Mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp nhà nước hiện nay là cổ phần hóa nhanh và hình thành tập trung nguồn lực để phát triển một số doanh nghiệp lớn để xây dựng thành công cụ của nhà nước.
Có thể nói, trong cơ chế mở hiện nay, các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế trong nước và kinh tế nước ngoài phát triển rất nhanh. Bộ Chính trị đã chủ trì một cuộc vận động rất lớn là “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam,” đây là một chủ trương lớn.
Trong Đại hội này, giới doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến định hướng này, muốn phát triển rộng ra thành một tư duy, một quan điểm chính trị của hệ thống quản lý các cấp, các ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, hướng tới người Việt Nam, hướng tới doanh nghiệp Việt Nam, hướng tới hàng hóa Việt Nam và cần phải tạo điều kiện, tạo nguồn lực cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Tất nhiên là các thành phần kinh tế đều bình đẳng nhưng nói chung các doanh nghiệp Việt Nam tuy có nhiều lợi thế nhưng quá trình phát triển của họ nằm trong cơ chế bao cấp trong một thời gian dài nên đang có những cái thiệt thòi. Cộng đồng xã hội và các cấp cần quan tâm đến việc tạo thêm nguồn lực để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển.
Đại biểu Nguyễn Hữu Thắng cho biết, là một trong 5 tổng công ty của thành phố Hà Nội, làm nhiệm vụ phát triển thương mại, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã có những định hướng phát triển hai mảng: Thương mại xuất nhập khẩu và thương mại nội địa.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội là một đơn vị xuất nhập khẩu chuyên nghiệp trong rất nhiều năm, thị trường mở ra gần 70 nước. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổng Công ty là cần phải thay đổi, nâng cấp hệ thống thương mại nội địa (hệ thống bán buôn, bán lẻ, các kênh hàng hóa). Mục tiêu phát triển hệ thống thị trường nội địa là tập trung vào các kênh hàng hóa bán buôn, kích thích hàng hóa từ các kênh sản xuất và xây dựng hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị.
Đề cập đến việc chuẩn bị nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, đại biểu Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, nếu coi phát triển hạ tầng đô thị là khâu đột phá thì nhà nước phải ưu tiên ngân sách cho đầu tư kết cấu hạ tầng. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước không bao giờ “chịu đựng” nổi, trong giai đoạn vừa rồi và tiếp theo cần huy động tài trợ của các tổ chức quốc tế qua nguồn vốn ODA.
Khi Việt Nam đã qua ngưỡng thu nhập bình quân 1.000 USD/đầu người thì nguồn vốn ODA sẽ giảm nhưng sẽ có các nguồn khác, cao hơn ODA nhưng thấp hơn lãi suất thương mại. Như vậy, huy động nguồn vốn tài trợ của Quốc tế vẫn là kênh thứ hai quan trọng.
Kênh thứ ba là xã hội hóa bằng các phương thức như BT, BOT và hình thức mới đang chuẩn bị áp dụng như PPP cho các công trình như đường bộ cao tốc Phan Thiết-Thành phố Hồ Chí Minh... trong năm nay. Đó là các kênh huy động vốn. Cùng với nguồn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải huy động các nguồn vốn để thực hiện hình thức liên doanh công-tư.
Để Nhà nước và tư nhân cùng làm, cần một loạt các giải pháp đi theo. Trước hết, người tham gia giao thông phải đóng góp, sử dụng hạ tầng phải nộp phí để duy tu hạ tầng, tham gia đầu tư hạ tầng, cải thiện môi trường. Hiện ta chưa huy động được vì dân mình còn nghèo nhưng dần dần cũng phải áp dụng. Vì người sử dụng xe ôtô Mecedes trên đường cao tốc không thể giống như người sử dụng xe Honda, xe tải chịu phí như nhau là không công bằng. Tiếp theo, nguồn lực xã hội của tất cả mọi người đóng góp rất quan trọng, ngay cả các nước có trình độ phát triển cao cũng thực hiện như vậy.
Đại biểu Nguyễn Văn Thiện – Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho rằng cần tạo cơ chế, môi trường đầu tư cho miền Trung, nhất là về hạ tầng giao thông, thủy lợi để tạo điều kiện cho miền Trung phát triển cùng cả nước.
Tới đây, cần có những chính sách mạnh mẽ hơn trong vấn đề thu hút đầu tư, đặc biệt đối với miền Trung là nơi rất khó khăn nên chính sách thu hút đầu tư cần cụ thể hóa cho từng vùng, từng miền, những nơi nào khó khăn thì nên có sự hỗ trợ như hỗ trợ về hạ tầng để đầu tư các cơ sở công nghiệp, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp. Muốn vậy, Chính phủ phải có cơ chế đầu tư cho một số vùng khó khăn, ví dụ như miền Trung.
Thực tế miền Trung hiện nay còn hết sức khó khăn nhất là vấn đề hạ tầng, hy vọng rằng trong thời gian tới, Chính phủ có cơ chế, chính sách để thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, trong đó cần có cơ chế, chính sách cụ thể cho từng vùng, từng miền để tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng miền bình đẳng.
Đại biểu Nguyễn Văn Thiện cho biết, trong vòng 5 năm tới, Bình Định xác định một số chương trình hành động nhằm đột phá trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tỉnh sẽ tiếp tục đầu tư và phát triển thêm một số khu công nghiệp ở phía Bắc trên địa bàn ngoài những khu công nghiệp hiện có và đầu tư vào hạ tầng dịch vụ như hạ tầng du lịch, cảng biển để tạo điều kiện môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư vào Bình Định.
Thứ hai là tập trung đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp của tỉnh hiện nay. Tỉnh sẽ ký với các trường Đại học trên địa bàn, đồng thời phối hợp liên kết với một số trường Đại học ở các nơi đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, tỉnh có chính sách, cơ chế thu hút nguồn nhân lực ở các nơi về để phục vụ cho khu kinh tế Nhơn Hội./.
Bích Thủy-Thanh Hòa-Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)