Ngày 27/8, tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức khánh thành, thông xe và đưa vào sử dụng cầu Ca Cút vượt phá Tam Giang.
Cầu do Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 311,5 tỷ đồng, là chiếc cầu thứ tư vượt phá Tam Giang (sau các cầu Thuận An, Trường Hà và Tư Hiền), cũng là điểm nhấn cuối cùng nối liền mạch giao thông các xã ven biển trong tỉnh.
Cầu Ca Cút vượt phá Tam Giang có tổng chiều dài hơn 600m, rộng 10m; mép đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 8,4km, rộng 9m; cầu vượt sông Diên Trường có chiều dài hơn 104m.
Công trình cầu Ca Cút hoàn thành nối liền tuyến quốc lộ 49 ven biển với các khu dân cư vùng đầm phía Bắc, cửa Thuận An với thành phố Huế, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội gắn an ninh quốc phòng của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cầu Ca Cút do các đơn vị Công ty Cầu 75, Công ty cổ phần Công trình Đường sắt và Công ty 508 đảm nhận thi công.
Quá trình thi công, các đơn vị đã khắc phục nhiều khó khăn về địa hình cách trở, địa chất không ổn định, trong đó riêng mố M14 ở độ sâu 20m có lớp bùn nên không ứng dụng được công nghệ khoan nhồi, phải đóng cọc và xử lý bùn, mất nhiều thời gian và tốn kém.../.
Cầu do Bộ Giao thông Vận tải đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 311,5 tỷ đồng, là chiếc cầu thứ tư vượt phá Tam Giang (sau các cầu Thuận An, Trường Hà và Tư Hiền), cũng là điểm nhấn cuối cùng nối liền mạch giao thông các xã ven biển trong tỉnh.
Cầu Ca Cút vượt phá Tam Giang có tổng chiều dài hơn 600m, rộng 10m; mép đường hai đầu cầu có tổng chiều dài gần 8,4km, rộng 9m; cầu vượt sông Diên Trường có chiều dài hơn 104m.
Công trình cầu Ca Cút hoàn thành nối liền tuyến quốc lộ 49 ven biển với các khu dân cư vùng đầm phía Bắc, cửa Thuận An với thành phố Huế, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội gắn an ninh quốc phòng của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Cầu Ca Cút do các đơn vị Công ty Cầu 75, Công ty cổ phần Công trình Đường sắt và Công ty 508 đảm nhận thi công.
Quá trình thi công, các đơn vị đã khắc phục nhiều khó khăn về địa hình cách trở, địa chất không ổn định, trong đó riêng mố M14 ở độ sâu 20m có lớp bùn nên không ứng dụng được công nghệ khoan nhồi, phải đóng cọc và xử lý bùn, mất nhiều thời gian và tốn kém.../.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)