Khánh thành thiền viện Trúc lâm Phương Nam lớn nhất ĐBSCL

Thiền viện được xây trên khuôn viên 4ha ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Cần Thơ theo theo lối kiến trúc Việt Nam, với tổng vốn đầu tư xây dựng 145 tỷ đồng.

Sáng 17/5, tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, Ban trị sự Phật giáo thành phố Cần Thơ đã tổ chức lễ khánh thành Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam sau gần một năm xây dựng.

Là ngôi chùa rộng nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây trên khuôn viên 4ha ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền theo lối kiến trúc Việt Nam, mô hình Phật giáo thời Lý Trần với tổng vốn đầu tư xây dựng 145 tỷ đồng. Nguồn kinh phí xây dựng được thực hiện từ nguồn xã hội hóa.

Thiền viện được xây dựng với kết cấu lợp ngói, khung cột gỗ lim, chánh điện rộng cùng nhà tổ, bảo tháp chín tầng, hội trường đáp ứng nhu cầu giảng đạo, tu học cho khoảng 500 tăng sinh. Đại đức Thích Bình Tâm được bổ nhiệm làm trụ trì Thiền viện.

Thiền viện theo phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông - vị vua đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống giặc Mông-Nguyên xâm lược. Khi đất nước thái bình, vua nhường ngôi và đến nơi non cao Yên Tử để tu hành, sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tạo nên hạt nhân tinh thần cho sự thống nhất tư tưởng, cố kết lòng dân.

Thiền viện được Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đề xuất xây dựng. Đại tướng cũng là trưởng ban vận động đóng góp xây dựng Thiền viện. Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, mục đích xây dựng Thiền Viện này xuất phát từ tâm nguyện của ông mong muốn khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Bên cạnh đó, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam được xây dựng cũng đáp ứng nguyện vọng của tăng, ni, phật tử và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ mong muốn có một ngôi chùa để kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, tâm linh Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Nhân dịp này, Trúc Lâm Thiền viện Phương Nam cũng đã tiến hành an vị tôn tượng Phật, đăng đàn chẩn tế và tiến hành khóa lễ Sám hối Sáu Căn cho Phật tử tu học.../.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ trẻ viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách đặc biệt

Thế hệ trẻ viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách đặc biệt

Tại một góc nhỏ của Hà Nội, những chiếc sticker, móc khóa, bưu thiếp mang đậm văn hóa Việt đang được tạo ra. Giới trẻ đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách rất đặc biệt và cụ thể - thông qua việc tìm hiểu, đổi mới và sáng tạo những sản phẩm văn hóa độc đáo của riêng họ.

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang và các đại biểu tham quan tại Di tích lịch sử Quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Liên chi hội nhà báo TTXVN về nguồn tại Thái Nguyên

Ngày 26/4/2025, tại Thái Nguyên, Liên chi hội nhà báo TTXVN tổ chức về nguồn tìm hiểu vùng đất lịch sử “Thủ đô kháng chiến 1946-1954” và di tích lịch sử Quốc gia trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Mùa giải Báo chí Thông tấn xã Việt Nam năm 2024 có 30 giải Khuyến khích, 18 giải C, 14 giải B và 6 giải A các thể loại và 2 giải thưởng Chuyên đề. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)

Giải Báo chí TTXVN: Ghi nhận nỗ lực và sự dấn thân của các nhà báo

Tổng Giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang khẳng định nhiều tác phẩm đoạt giải là thành quả của sự dấn thân, tổng hợp sức mạnh của các đơn vị sản xuất thông tin với các cơ quan thường trú trong và ngoài nước; nhiều tác giả đã nắm bắt được công nghệ làm báo hiện đại để truyền tải tới công chúng những thông điệp quan trọng bằng các tác phẩm đa phương tiện hết sức mới mẻ.