Chiều 8/10 tại Đền Bạch Mã, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Buồm đã tổ chức khánh thành và gắn biển Công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long cho dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Đền Bạch Mã.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng, trong suốt quá trình thi công, công tác giám sát chất lượng và tổ chức nghiệm thu được thực hiện đúng các quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đề ra.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, trong dịp này, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố đã được tu bổ, tôn tạo, không những góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Đảng bộ, chính quyền quận Hoàn Kiếm cần có kế hoạch tôn tạo giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Đền Bạch Mã, tuyên truyền, giới thiệu nội dung giá trị lịch sử; thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân đến thăm quan.
Đền Bạch Mã đã có từ thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đền Bạch Mã, một trong Tứ trấn Thăng Long-Hà Nội là di tích lịch sử văn hóa có giá trị đặc biệt của Thủ đô đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.
Công trình tu bổ tôn tạo di tích Đền Bạch Mã được khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội không chỉ giữ gìn cho con cháu mai sau một di sản văn hóa quý báu của cha ông mà góp phần tạo thêm nhịp cầu nối không gian lễ hội trên địa bàn thành phố nói riêng và trong cả nước nói chung./.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 14 tỷ đồng, trong suốt quá trình thi công, công tác giám sát chất lượng và tổ chức nghiệm thu được thực hiện đúng các quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ đề ra.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết, trong dịp này, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố đã được tu bổ, tôn tạo, không những góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn thể hiện truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố đề nghị Đảng bộ, chính quyền quận Hoàn Kiếm cần có kế hoạch tôn tạo giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Đền Bạch Mã, tuyên truyền, giới thiệu nội dung giá trị lịch sử; thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân đến thăm quan.
Đền Bạch Mã đã có từ thời vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Đền Bạch Mã, một trong Tứ trấn Thăng Long-Hà Nội là di tích lịch sử văn hóa có giá trị đặc biệt của Thủ đô đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.
Công trình tu bổ tôn tạo di tích Đền Bạch Mã được khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội không chỉ giữ gìn cho con cháu mai sau một di sản văn hóa quý báu của cha ông mà góp phần tạo thêm nhịp cầu nối không gian lễ hội trên địa bàn thành phố nói riêng và trong cả nước nói chung./.
Thanh Bình (TTXVN/Vietnam+)