Tại Hội thảo quốc tế “Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới của Việt Nam” ngày 5/10, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi để đạt được mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào 2020. Và, điều quan trọng nhất là lực lượng khoa học công nghệ phải coi nhu cầu của doanh nghiệp là trung tâm, đích đến.
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Khoa học và Công nghệ đã có cuộc trò chuyện bên lề hội thảo.
- Thời gian qua, các chuyên gia tư vấn quốc tế đã nỗ lực hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Theo ông, đâu là điểm cần chú ý?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Trước đây, chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam chủ yếu định hướng nhiệm vụ cần nghiên cứu của khoa học là gì? Nhưng các chuyên gia (là những nhà hoạch định chính sách nổi tiếng thế giới) đã chia sẻ kinh nghiệm làm chiến lược khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đề xuất quan trọng nhất của các chuyên gia là chúng ta phải đổi mới tư duy, nhìn nhận lại quan điểm về xây dựng chiến lược.
Chiến lược khoa học công nghệ không xuất phát từ hoạt động nghiên cứu cho cộng đồng khoa học, mà phải hiểu theo nghĩa rộng là tiến tới đổi mới công nghệ. Để làm được điều này thì nhu cầu của doanh nghiệp phải được xem là trung tâm, là đích đến để các lực lượng khoa học công nghệ nhắm tới.
- Đa phần các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học ở Việt Nam còn khá lu mờ. Vậy, trong chiến lược đang được xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ có những chính sách gì để hỗ trợ?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Đây là một vấn đề lớn. Muốn doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có năng suất cao thì chúng ta cần có hỗ trợ để họ phát triển dựa vào công nghệ. Trong điều kiện phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp cừa và nhỏ thì vai trò đầu tư mối và những cơ quan tư vấn trung gian, giúp doanh nghiệp tìm được nguồn công nghệ là rất quan trọng.
Khi tìm được nguồn công nghệ, doanh nghiệp cần thêm sự hỗ trợ để vững tâm đầu tư, bởi trong quá trình nghiên cứu, họ sẽ e ngại bởi một số rủi ro về kỹ thuật.
Do đó, vai trò của nhà nước là rất quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức để đầu tư cùng các nhà khoa học nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm. Những hỗ trợ đó sẽ tập trung vào cơ chế chính sách, vốn ban đầu…
- Nhiều doanh nghiệp kêu ca việc tiếp nhận hỗ trợ từ nhà nước còn gặp nhiều rào cản bởi thủ tục rườm rà. Trong thời gian tới việc này được cải thiện như nào, thưa ông?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Đó là một trong những vấn đề trọng tâm mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt ra và chúng tôi sẽ đưa vào trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ.
Chiến lược sẽ nhấn mạnh vào việc đổi mới cơ chế, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn với các nguồn tài chính của nhà nước. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chủ động để lại một phần lợi nhuận trước thuế tạo thành vốn để đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.
- Có một vấn đề đặt ra là việc doanh nghiệp Việt Nam có sáng tạo mới, song lại rụt rè trong việc công bố vì sợ mất cắp, thưa ông?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Đây là vấn đề mà trong chiến lược phải đề cập ở hai khía cạnh. Thứ nhất, phải nâng cao việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp cần thông qua quảng bá, đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ tại cơ quan trong nước và nước ngoài để được bảo vệ cũng như tạo ra ưu thế cạnh tranh riêng.
Thứ hai, đối với các nước đang phát triển thì việc sử dụng các kho tài sản tri thức của thế giới sẵn có là rất quan trọng. Trên thế giới có rất nhiều bằng sáng chế đã hết hạn bảo hộ và được sử dụng một cách tự do. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa vấn đề này vào chiến lược để làm sao để khai thác, quảng bá… giúp doanh nghiệp biết và ứng dụng.
Xin cảm ơn ông!
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách Khoa học và Công nghệ đã có cuộc trò chuyện bên lề hội thảo.
- Thời gian qua, các chuyên gia tư vấn quốc tế đã nỗ lực hỗ trợ Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Theo ông, đâu là điểm cần chú ý?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Trước đây, chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam chủ yếu định hướng nhiệm vụ cần nghiên cứu của khoa học là gì? Nhưng các chuyên gia (là những nhà hoạch định chính sách nổi tiếng thế giới) đã chia sẻ kinh nghiệm làm chiến lược khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Đề xuất quan trọng nhất của các chuyên gia là chúng ta phải đổi mới tư duy, nhìn nhận lại quan điểm về xây dựng chiến lược.
Chiến lược khoa học công nghệ không xuất phát từ hoạt động nghiên cứu cho cộng đồng khoa học, mà phải hiểu theo nghĩa rộng là tiến tới đổi mới công nghệ. Để làm được điều này thì nhu cầu của doanh nghiệp phải được xem là trung tâm, là đích đến để các lực lượng khoa học công nghệ nhắm tới.
- Đa phần các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học ở Việt Nam còn khá lu mờ. Vậy, trong chiến lược đang được xây dựng, Bộ Khoa học Công nghệ sẽ có những chính sách gì để hỗ trợ?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Đây là một vấn đề lớn. Muốn doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, có năng suất cao thì chúng ta cần có hỗ trợ để họ phát triển dựa vào công nghệ. Trong điều kiện phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp cừa và nhỏ thì vai trò đầu tư mối và những cơ quan tư vấn trung gian, giúp doanh nghiệp tìm được nguồn công nghệ là rất quan trọng.
Khi tìm được nguồn công nghệ, doanh nghiệp cần thêm sự hỗ trợ để vững tâm đầu tư, bởi trong quá trình nghiên cứu, họ sẽ e ngại bởi một số rủi ro về kỹ thuật.
Do đó, vai trò của nhà nước là rất quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức để đầu tư cùng các nhà khoa học nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm. Những hỗ trợ đó sẽ tập trung vào cơ chế chính sách, vốn ban đầu…
- Nhiều doanh nghiệp kêu ca việc tiếp nhận hỗ trợ từ nhà nước còn gặp nhiều rào cản bởi thủ tục rườm rà. Trong thời gian tới việc này được cải thiện như nào, thưa ông?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Đó là một trong những vấn đề trọng tâm mà Bộ Khoa học và Công nghệ đã đặt ra và chúng tôi sẽ đưa vào trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ.
Chiến lược sẽ nhấn mạnh vào việc đổi mới cơ chế, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận hơn với các nguồn tài chính của nhà nước. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể chủ động để lại một phần lợi nhuận trước thuế tạo thành vốn để đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ.
- Có một vấn đề đặt ra là việc doanh nghiệp Việt Nam có sáng tạo mới, song lại rụt rè trong việc công bố vì sợ mất cắp, thưa ông?
Tiến sĩ Tạ Doãn Trịnh: Đây là vấn đề mà trong chiến lược phải đề cập ở hai khía cạnh. Thứ nhất, phải nâng cao việc thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp cần thông qua quảng bá, đăng ký tài sản sở hữu trí tuệ tại cơ quan trong nước và nước ngoài để được bảo vệ cũng như tạo ra ưu thế cạnh tranh riêng.
Thứ hai, đối với các nước đang phát triển thì việc sử dụng các kho tài sản tri thức của thế giới sẵn có là rất quan trọng. Trên thế giới có rất nhiều bằng sáng chế đã hết hạn bảo hộ và được sử dụng một cách tự do. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đưa vấn đề này vào chiến lược để làm sao để khai thác, quảng bá… giúp doanh nghiệp biết và ứng dụng.
Xin cảm ơn ông!
Hội thảo quốc tế Chiến lược khoa học, công nghệ và đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) cùng Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ (NISTPASS) của Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức. Đã có 10 chuyên gia cố vấn quốc tế đến từ nhiều nước khác nhau đóng góp và chia sẻ những kinh nghiệm và hiểu biết của họ nhằm giúp Việt Nam phát triển các chính sách, chiến lược khoa học công nghệ và đổi mới. Hội thảo là một hoạt động của Dự án “Tư vấn Chính sách về Chiến lược khoa học công nghệ đổi mới 2011 – 2020” do UNIDO hỗ trợ kỹ thuật. Dự án nhận hỗ trợ tài chính từ Quỹ Một Liên Hiệp quốc tại Việt Nam./. |
Trung Hiền (Vietnam+)