“Chính trị gia, quyền lực và xâm hại tình dục hiển nhân là đã có một lịch sử lâudài, ở nhiều mức độ khác nhau,” giáo sư chính trị học Michele Swers thuộc đại họcGeorgetown nói với phóng viên Reuters. Những vụ bê bối đó có thể làm suy yếunhững chính thể, chôn vùi tên tuổi cũng như sự nghiệp của không ít chính trị giahàng đầu ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.
Tai tiếng hơn cả là vụ bê bối Profumo năm 1963, khi Bộtrưởng Chiến tranh của Anh bị buộc phải từ chức sau khi dính líu đến gái mại dâmtrong một vụ việc được cho là có bàn tay của gián điệp Nga.
Trường hợp của Strauss-Kahn cũng đặt ra những câu hỏi rằng liệu các chínhtrị gia hàng đầu có thể đứng ở bên trên luật pháp, khi dính líu tới những vụ bêbối tình dục.
Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cựu Thống đốcbang New York Eliot Spitzer và ứng viên Tổng thống năm 2012 Newt Gingrich lànhững người từng phải đối mặt với niềm tin của các cử tri, mặc dù không ai trongsố đó bị buộc tội xâm hại tình dục.
Thực tế, ông Strauss-Kahn cũng không lạ gì với những câu hỏi như trên. Năm 2008,IMF cũng từng phải mở cuộc điều tra sau khi xuất hiện lời cáo buộc ông này có quan hệ không đứng đắn với một nữ trợ tá. Sau đó,dù được chứng minh là “trong sạch” song ông Strauss-Kahn cũng đã phải đưa ra lờixin lỗi công khai.
Pháp và Italy được coi là những quốc gia có truyền thống tỏ ra khá rộng lượngvới những quan hệ ngoài hôn nhân, không giống như ở Mỹ. Trong lễ tang của cựuTổng thống Pháp Francois Mitterand trước đây thì một người con ngoài giá thú củaông cũng có mặt. Thời điểm đó, công chúng Pháp đã thật sự bị sốc và người đã nóicâu “sự việc này như một đòn sấm sét” lại chính là nhà lãnh đạo của đảng Xã hội:Strauss-Kahn.
Và vào Chủ nhật này, chính trị gia 62 tuổi sẽ phải ra trước tòa án, cho dù vợông, một nhân vật có tiếng trong giới truyền thông của Pháp vẫn nói rằng “Tôikhông chút nghi ngờ sự vô tội của ông ấy.”
Những trường hợp phải ra tòa vì tội xâm hại tình dục đối với các chính trị giacũng không phải là hiếm. Hồi tháng Ba vừa qua, cựu Tổng thống Israel MosheKatsav đã bị tuyên phạt 7 năm tù vì tội cưỡng bức nữ nhân viên dưới quyền khicòn đương chức Bộ trưởng cuối thập niên 1990. Từ sự việc đó, Thủ tướng nước nàyBenjamin Netanyahu đã tuyên bố “không ai được phép đứng lên trên luật pháp.”
Theo giáo sư tâm lý Frank Farley thuộc trường đại học Temple ở Philadelphia thìcác chính trị gia hàng đầu, càng thành công thì càng dễ gặp những “rủi ro.”Trường hợp của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một ví dụ khi dính líu đến vụbê bối với cô thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky, khiến chiếc ghế của ôngphải chao đảo.
Hay như John Edwards, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong năm 2004 và2008, lãng phí sự nghiệp đầy hứa hẹn của mình bằng việc quan hệ bất chính vớimột phụ nữ trong chiến dịch tranh cử, thời điểm mà vợ của ông đang phải chiến đấuchống bệnh ung thư rồi sau đó qua đời.
Nói như Robert Weiss, người sáng lập và là giám đốc của viện Phục hồi tính dục,thì các nhà lãnh đạo đầy quyền lực cũng chỉ là con người. Sức mạnh và lòng quảcảm có thể giúp họ làm nên sự nghiệp, nhưng nó cũng có thể khiến họ mắc phảinhững vấn đề hết sức tầm thường. Vấn đề nằm ở liều lượng.
"Nếu liều lượng tính tự đại hay sự ích kỷ của họ vượt quá mức, chế ngự cả trítuệ thì họ sẽ có thể bị cảm xúc của mình chi phối,” giáo sư Weiss kết luận./.