Các nhà nghiên cứu Mỹ hôm thứ Năm nói rằng họ đã tạo ra những con khỉ được trộn lẫn phôi thai đầu tiên trên thế giới, thông qua việc kết hợp tế bào từ 6 phôi thai khác nhau và đây có thể là một tiến bộ lớn trong việc nghiên cứu y học.
Cho tới nay, chuột là sinh vật chủ yếu được dùng để tạo ra các “chimera,” từ để chỉ một động vật trong phòng thí nghiệm, được tạo ra bằng cách kết hợp 2 hoặc hơn các trứng đã thụ tinh hoặc các phôi thai ở thời kỳ đầu, cùng với nhau.
Các nhà khoa học lâu nay đã có thể tạo ra những con chuột "gây mê" kiểu này, với một số loại gene của chúng sẽ bị xóa đi, nhằm nghiên cứu nguyên nhân gây ra một loạt bệnh và tìm ra hướng giải quyết, gồm các bệnh béo phì, tim mạch, lo âu, tiểu đường và Parkinson.
Những nỗ lực tương tự trên các động vật linh trưởng trước đây thường thất bại, nhưng các nhà khoa học ở bang miền Tây Oregon đã thành công khi thay đổi phương pháp dùng để tạo ra những con chuột chimera.
Đột phá xuất hiện khi người ta trộn lẫn các tế bào với nhau từ các phôi thai khỉ nâu Ấn Độ lúc chúng đang ở thời kỳ đầu, trong một trạng thái gọi là toàn năng, lúc các phôi thai này vẫn có thể phát triển thành cả một sinh vật mới, cũng như nhau thai và các phần mô tạng giúp duy trì sự sống.
Những con chuột "gây mê" thường được tạo ra bằng cách cấy các tế bào gốc phôi đã được chỉnh sửa vào phôi của một con chuột, nhưng phương pháp này không có hiệu quả với lũ khỉ.
Phôi thai của động vật linh trưởng không chấp nhận các tế bào gốc phôi đã qua chỉnh sửa, như lũ chuột.
Việc kết hợp các tế bào của động vật linh trưởng dường như cần một giai đoạn sớm hơn so với lũ chuột, khi mọi thứ mới ở dạng tế bào cơ bản ban đầu, chưa phát triển thành phôi thai, theo lời nhà nghiên cứu trưởng Shoukhrat Mitalipov ở Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon, tại Đại học Khoa học và Y tế Oregon.
Thí nghiệm cho ra đời 3 con khỉ nâu là đực khỏe mạnh có tên Roku, Hex và Chimero, với các bộ gene xuất hiện từ 3 phôi đã dùng để tạo ra chúng.
"Các tế bào này chưa bao giờ hòa lẫn vào nhau, nhưng chúng sống chung và làm việc cùng nhau để tạo nên phần mô và nội tạng," Mitalipov nói.
Nghiên cứu đã được xuất bản trực tuyến, trước khi bản in của tuần báo Cell ra lò vào ngày 20/1.
Các nhà nghiên cứu dùng khỉ nâu để nghiên cứu các thuốc chống HIV/AIDS, vaccines cho các bệnh như dại, đậu mùa và bại liệt, và để nghiên cứu tiềm năng sử dụng các tế bào gốc phôi. Khỉ nâu cũng đã được đưa lên không gian, trong các sứ mạng thử nghiệm trên vũ trụ của Mỹ và Nga.
"Chúng tôi không thể dựng mô hình mọi thứ trên những con chuột," Mitalipov nói. "Nếu chúng ta muốn đưa các liệu pháp điều trị tế bào gốc từ phòng nghiên cứu tới phòng khám, từ chuột lên người, chúng ta cần phải hiểu được việc những tế bào linh trưởng ấy có thể làm hoặc không thể làm điều gì."
Các nhà nghiên cứu ở cùng cơ sở nghiên cứu trên hồi năm 2000 đã tạo ra những con khỉ được biết đổi gene đầu tiên hay ANDi, vốn mang một lượng nhỏ gene di truyền được cấy vào khi trứng vẫn còn chưa được thụ tinh.
Nghiên cứu này đã được mô tả trong tạp chí Science hồi năm 2001./.
Cho tới nay, chuột là sinh vật chủ yếu được dùng để tạo ra các “chimera,” từ để chỉ một động vật trong phòng thí nghiệm, được tạo ra bằng cách kết hợp 2 hoặc hơn các trứng đã thụ tinh hoặc các phôi thai ở thời kỳ đầu, cùng với nhau.
Các nhà khoa học lâu nay đã có thể tạo ra những con chuột "gây mê" kiểu này, với một số loại gene của chúng sẽ bị xóa đi, nhằm nghiên cứu nguyên nhân gây ra một loạt bệnh và tìm ra hướng giải quyết, gồm các bệnh béo phì, tim mạch, lo âu, tiểu đường và Parkinson.
Những nỗ lực tương tự trên các động vật linh trưởng trước đây thường thất bại, nhưng các nhà khoa học ở bang miền Tây Oregon đã thành công khi thay đổi phương pháp dùng để tạo ra những con chuột chimera.
Đột phá xuất hiện khi người ta trộn lẫn các tế bào với nhau từ các phôi thai khỉ nâu Ấn Độ lúc chúng đang ở thời kỳ đầu, trong một trạng thái gọi là toàn năng, lúc các phôi thai này vẫn có thể phát triển thành cả một sinh vật mới, cũng như nhau thai và các phần mô tạng giúp duy trì sự sống.
Những con chuột "gây mê" thường được tạo ra bằng cách cấy các tế bào gốc phôi đã được chỉnh sửa vào phôi của một con chuột, nhưng phương pháp này không có hiệu quả với lũ khỉ.
Phôi thai của động vật linh trưởng không chấp nhận các tế bào gốc phôi đã qua chỉnh sửa, như lũ chuột.
Việc kết hợp các tế bào của động vật linh trưởng dường như cần một giai đoạn sớm hơn so với lũ chuột, khi mọi thứ mới ở dạng tế bào cơ bản ban đầu, chưa phát triển thành phôi thai, theo lời nhà nghiên cứu trưởng Shoukhrat Mitalipov ở Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon, tại Đại học Khoa học và Y tế Oregon.
Thí nghiệm cho ra đời 3 con khỉ nâu là đực khỏe mạnh có tên Roku, Hex và Chimero, với các bộ gene xuất hiện từ 3 phôi đã dùng để tạo ra chúng.
"Các tế bào này chưa bao giờ hòa lẫn vào nhau, nhưng chúng sống chung và làm việc cùng nhau để tạo nên phần mô và nội tạng," Mitalipov nói.
Nghiên cứu đã được xuất bản trực tuyến, trước khi bản in của tuần báo Cell ra lò vào ngày 20/1.
Các nhà nghiên cứu dùng khỉ nâu để nghiên cứu các thuốc chống HIV/AIDS, vaccines cho các bệnh như dại, đậu mùa và bại liệt, và để nghiên cứu tiềm năng sử dụng các tế bào gốc phôi. Khỉ nâu cũng đã được đưa lên không gian, trong các sứ mạng thử nghiệm trên vũ trụ của Mỹ và Nga.
"Chúng tôi không thể dựng mô hình mọi thứ trên những con chuột," Mitalipov nói. "Nếu chúng ta muốn đưa các liệu pháp điều trị tế bào gốc từ phòng nghiên cứu tới phòng khám, từ chuột lên người, chúng ta cần phải hiểu được việc những tế bào linh trưởng ấy có thể làm hoặc không thể làm điều gì."
Các nhà nghiên cứu ở cùng cơ sở nghiên cứu trên hồi năm 2000 đã tạo ra những con khỉ được biết đổi gene đầu tiên hay ANDi, vốn mang một lượng nhỏ gene di truyền được cấy vào khi trứng vẫn còn chưa được thụ tinh.
Nghiên cứu này đã được mô tả trong tạp chí Science hồi năm 2001./.
Trà My (AFP/Vietnam+)