Bộ Y tế đã ban hành nhiều quy định về quản lý và kinh doanh phụ gia thực phẩm, nhưng vì lợi nhuận cao nên giới kinh doanh vẫn mua bán phổ biến bất chấp quy định của pháp luật và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Thực phẩm nào có phụ gia đó
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay việc kiểm soát các cơ sở sản xuất và tiểu thương kinh doanh sử dụng chất phụ gia thực phẩm trong những mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến như thịt gia súc, gia cầm, bún, bánh phở… gặp rất nhiều khó khăn.
Tại các chợ bán lẻ, khách hàng muốn mua các chất tạo rắn, giòn, dai hoặc các chất tạo màu, tạo ngọt… đều được tiểu thương đáp ứng nhu cầu. Những người kinh doanh hóa chất cho biết, ở chợ Kim Biên, quận 5, hóa chất gì cũng có, từ các loại hóa chất dùng trong công nghiệp, thực phẩm, cho đến hóa chất độc hại bị cấm chỉ cần khách hàng yêu cầu là được đáp ứng đúng, đủ.
Về mặt hàng hương liệu, phụ gia thực phẩm cũng rất phong phú chủng loại, đa dạng mẫu mã, phổ biến nhất là các loại hương liệu chế biến nước uống, nước giải khát như cacao, chanh, càphê, táo, dâu, nho… với giá chỉ khoảng 20.000 đến 30.000 đồng/100ml.
Bà Nguyễn Thị Hậu, người dân cư ngụ tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết không cần có hạt càphê vẫn có thể biến một ly sữa đậu nành thành một ly càphê chồn bằng cách cho một chút hương chồn. Một số phụ gia thực phẩm khác được sử dụng phổ biến hiện nay như hoá chất Magnesium Sunlfate tẩy vải sợi được dùng vào việc tẩy trắng ngó sen, dừa, rau; hóa chất Sulfite tẩy trắng mủ cao su, được dùng tẩy trắng da lợn và bún…
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhiều loại phụ gia thực phẩm mới nhằm tạo mùi và màu cho thịt lợn, bò, gà, tôm, cua… với giá từ 30.000 đến 40.000 đồng/100g hoặc 100ml, cũng được bán buôn rộng rãi.
Đại diện Ban quản lý chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10 cho biết những loại phụ gia thực phẩm này được bày bán tràn lan, không có hướng dẫn sử dụng trên bao bì, thường được đựng trong bịch ni lông, chai nhựa, không nhãn mác, nguồn gốc… Khi khách hàng thắc mắc, các tiểu thương giải thích, do nhập về với số lượng lớn nên khi bày bán buộc phải sang chiết ra những bình nhỏ gọn hơn nên khó cung cấp rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Cần những biện pháp hiệu quả
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ Y tế cho biết hơn 90% lượng phụ gia thực phẩm đang tiêu thụ tại thị trường trong nước phải nhập khẩu, với khoảng 20 công ty chuyên nhập khẩu chính ngạch từ các nước Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Thái Lan, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc.
Trong đó, số lượng phụ gia thực phẩm được nhập khẩu chính ngạch chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu thị trường, còn nhập lậu qua đường biên giới, tiểu ngạch chiếm số lượng lớn nhưng khó thống kê được.
Theo kết quả kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, tình hình sử dụng phụ gia thực phẩm trong ba năm gần đây cho thấy, có đến 15,6% mẫu thực phẩm dương tính với hàn the, 13% mẫu có chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép và 12% số mẫu có phẩm màu kiềm.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, đúng liều lượng và theo hướng dẫn sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính… Chẳng hạn, với một gam hàn the có thể gây các hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa, nếu dùng lâu dài thì chất này tích tụ, cộng dồn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trước tác hại của phụ gia thực phẩm, người tiêu dùng kiến nghị các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối và kinh doanh các chất phụ gia thực phẩm. Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định kinh doanh phụ gia thực phẩm, đã đến lúc “đánh” mạnh vào kinh tế cũng như xử phạt hành chính những đơn vị cố tình vi phạm về kinh doanh phụ gia thực phẩm. Đồng thời, muốn quản lý tốt lĩnh vực phụ gia thực phẩm, cần có sự quan tâm của nhiều ngành chức năng như y tế, nông nghiệp, công thương và chính quyền địa phương.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định rằng việc quản lý, kinh doanh phụ gia thực phẩm trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, mặc dù cơ quan chức năng đã chủ động kiểm tra. Trong đó, việc giám sát và ngăn chặn những cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh phụ gia thực phẩm trái phép chưa đạt hiệu quả cao.
Thời gian tới, các sở, ngành sẽ phối hợp đẩy mạnh kiểm tra và xử phạt những hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh phụ gia thực phẩm./.
Thực phẩm nào có phụ gia đó
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay việc kiểm soát các cơ sở sản xuất và tiểu thương kinh doanh sử dụng chất phụ gia thực phẩm trong những mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến như thịt gia súc, gia cầm, bún, bánh phở… gặp rất nhiều khó khăn.
Tại các chợ bán lẻ, khách hàng muốn mua các chất tạo rắn, giòn, dai hoặc các chất tạo màu, tạo ngọt… đều được tiểu thương đáp ứng nhu cầu. Những người kinh doanh hóa chất cho biết, ở chợ Kim Biên, quận 5, hóa chất gì cũng có, từ các loại hóa chất dùng trong công nghiệp, thực phẩm, cho đến hóa chất độc hại bị cấm chỉ cần khách hàng yêu cầu là được đáp ứng đúng, đủ.
Về mặt hàng hương liệu, phụ gia thực phẩm cũng rất phong phú chủng loại, đa dạng mẫu mã, phổ biến nhất là các loại hương liệu chế biến nước uống, nước giải khát như cacao, chanh, càphê, táo, dâu, nho… với giá chỉ khoảng 20.000 đến 30.000 đồng/100ml.
Bà Nguyễn Thị Hậu, người dân cư ngụ tại Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết không cần có hạt càphê vẫn có thể biến một ly sữa đậu nành thành một ly càphê chồn bằng cách cho một chút hương chồn. Một số phụ gia thực phẩm khác được sử dụng phổ biến hiện nay như hoá chất Magnesium Sunlfate tẩy vải sợi được dùng vào việc tẩy trắng ngó sen, dừa, rau; hóa chất Sulfite tẩy trắng mủ cao su, được dùng tẩy trắng da lợn và bún…
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nhiều loại phụ gia thực phẩm mới nhằm tạo mùi và màu cho thịt lợn, bò, gà, tôm, cua… với giá từ 30.000 đến 40.000 đồng/100g hoặc 100ml, cũng được bán buôn rộng rãi.
Đại diện Ban quản lý chợ Nguyễn Tri Phương, quận 10 cho biết những loại phụ gia thực phẩm này được bày bán tràn lan, không có hướng dẫn sử dụng trên bao bì, thường được đựng trong bịch ni lông, chai nhựa, không nhãn mác, nguồn gốc… Khi khách hàng thắc mắc, các tiểu thương giải thích, do nhập về với số lượng lớn nên khi bày bán buộc phải sang chiết ra những bình nhỏ gọn hơn nên khó cung cấp rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm.
Cần những biện pháp hiệu quả
Tiến sỹ Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm thuộc Bộ Y tế cho biết hơn 90% lượng phụ gia thực phẩm đang tiêu thụ tại thị trường trong nước phải nhập khẩu, với khoảng 20 công ty chuyên nhập khẩu chính ngạch từ các nước Mỹ, Pháp, Thụy Sỹ, Thái Lan, Indonesia và đặc biệt là Trung Quốc.
Trong đó, số lượng phụ gia thực phẩm được nhập khẩu chính ngạch chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu thị trường, còn nhập lậu qua đường biên giới, tiểu ngạch chiếm số lượng lớn nhưng khó thống kê được.
Theo kết quả kiểm tra của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, tình hình sử dụng phụ gia thực phẩm trong ba năm gần đây cho thấy, có đến 15,6% mẫu thực phẩm dương tính với hàn the, 13% mẫu có chất bảo quản vượt ngưỡng cho phép và 12% số mẫu có phẩm màu kiềm.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, việc sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, đúng liều lượng và theo hướng dẫn sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính… Chẳng hạn, với một gam hàn the có thể gây các hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa, nếu dùng lâu dài thì chất này tích tụ, cộng dồn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Trước tác hại của phụ gia thực phẩm, người tiêu dùng kiến nghị các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu, phân phối và kinh doanh các chất phụ gia thực phẩm. Bên cạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định kinh doanh phụ gia thực phẩm, đã đến lúc “đánh” mạnh vào kinh tế cũng như xử phạt hành chính những đơn vị cố tình vi phạm về kinh doanh phụ gia thực phẩm. Đồng thời, muốn quản lý tốt lĩnh vực phụ gia thực phẩm, cần có sự quan tâm của nhiều ngành chức năng như y tế, nông nghiệp, công thương và chính quyền địa phương.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi Cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định rằng việc quản lý, kinh doanh phụ gia thực phẩm trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, mặc dù cơ quan chức năng đã chủ động kiểm tra. Trong đó, việc giám sát và ngăn chặn những cơ sở nhỏ lẻ kinh doanh phụ gia thực phẩm trái phép chưa đạt hiệu quả cao.
Thời gian tới, các sở, ngành sẽ phối hợp đẩy mạnh kiểm tra và xử phạt những hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh phụ gia thực phẩm./.
Lan Phương (TTXVN)