Bộ Công Thương khẳng định, việc cân đối nguồn điện phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong mùa khô 2012 cơ bản được đảm bảo.
Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, phụ tải tăng cao nên việc cắt điện cục bộ tại một số nơi và trong một số thời điểm nhất định sẽ khó tránh khỏi.
Thông tin trên được ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, do Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/5.
Theo báo cáo, tháng 4, sản lượng điện sản xuất ước đạt 9,2 tỷ kWh giảm 3,7% so với tháng 3 và tăng 15,4% so với tháng 4/2011. Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng điện ước đạt 35,1 tỷ kWh, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Sản lượng điện thương phẩm ước đạt 31,9 tỷ kWh tăng 10,6% so với cùng kỳ.
Trong đó, điện dùng cho công nghiệp và xây dựng tăng 9,8%, chiếm tỷ trọng 52,5%; dùng cho thương nghiệp và khách sạn, nhà hàng tăng 14,1%, chiếm tỷ trọng 4,5%; dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng 36,7%...
Để bổ sung nguồn điện cho các tháng mùa khô năm 2012, ngày 25/4, tổ máy thứ 5 của nhà máy Thủy điện Sơn La đã được khởi động không tải, và khi đó đã dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào ngày 30/4.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo khả năng truyền tải điện năng từ nhà máy Thủy điện Sơn La và các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc về trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa, đường dây 500 kV Sơn La-Hiệp Hòa đã được đóng điện thành công vào ngày 31/3 vừa qua góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu phụ tải cho miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội trong những ngày nắng nóng.
Cũng tại buổi họp báo, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc tăng giá điện mặc dù đã được thông qua, nhưng hiện vẫn phải tính toán thời điểm thích hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, thông tin về việc xây dựng cơ chế giá điện riêng cho hai ngành Thép và ximăng cũng được loại bỏ và Bộ mới chỉ tính toán trong lộ trình điều hành giá điện sắp tới.
Liên quan đến việc khắc phục sự cố thủy điện Sông Tranh 2, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương cho hay, sau khi có kết luận và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, phía Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập.
"Chúng tôi yêu cầu EVN khẩn trương khắc phục tuyệt đối hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt ra hạ lưu và hoàn thành trước ngày 15/4, xây dựng phương án tổng thể nhằm đảm bảo giảm tối đa lưu lượng thấm tập trung mọi nguồn lực để xử lý thấm trước ngày 31/7 tới," ông Thọ nói.
Làm rõ hơn điều này, theo ông Thọ, hiện EVN đang xử lý tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thủy điện. Theo đó, bước 1 đã tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống thu gom nước theo thiết kế, tiến hành việc thông toàn bộ ống thu nước trên thân đập bị tắc trong quá trình thi công và vận hành vừa qua và hiện bước 2 đang chuẩn bị tiến hành, xử lý hạn chế lưu lượng nước thấm tại các khe nhiệt.
"Hiện lượng nước thấm chảy qua mặt đập đã giảm đáng kể tới 49,8%, lưu lượng nước thấm chỉ còn 1,5 lít/s," ông Thọ cho hay. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo huy động tối đa công suất của các nhà máy khác để hạ mức nước hồ chứa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý thấm mức 2, cũng như cung cấp đủ nước tưới cho hạ lưu đập.
"Qua kiểm tra đánh giá tổng thể, có thể khẳng định chưa phát hiện thấy vết nứt bất thường trên bề mặt hành lang đập cũng như những ảnh hưởng xấu đến độ an toàn của đập," ông Thọ nhấn mạnh./.
Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng, phụ tải tăng cao nên việc cắt điện cục bộ tại một số nơi và trong một số thời điểm nhất định sẽ khó tránh khỏi.
Thông tin trên được ông Đinh Thế Phúc, Phó Cục trưởng Cục điều tiết điện lực đưa ra tại buổi họp báo thường kỳ tháng 4, do Bộ Công Thương tổ chức chiều 2/5.
Theo báo cáo, tháng 4, sản lượng điện sản xuất ước đạt 9,2 tỷ kWh giảm 3,7% so với tháng 3 và tăng 15,4% so với tháng 4/2011. Tính chung 4 tháng đầu năm, sản lượng điện ước đạt 35,1 tỷ kWh, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Sản lượng điện thương phẩm ước đạt 31,9 tỷ kWh tăng 10,6% so với cùng kỳ.
Trong đó, điện dùng cho công nghiệp và xây dựng tăng 9,8%, chiếm tỷ trọng 52,5%; dùng cho thương nghiệp và khách sạn, nhà hàng tăng 14,1%, chiếm tỷ trọng 4,5%; dùng cho quản lý và tiêu dùng dân cư tăng 12,4%, chiếm tỷ trọng 36,7%...
Để bổ sung nguồn điện cho các tháng mùa khô năm 2012, ngày 25/4, tổ máy thứ 5 của nhà máy Thủy điện Sơn La đã được khởi động không tải, và khi đó đã dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào ngày 30/4.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo khả năng truyền tải điện năng từ nhà máy Thủy điện Sơn La và các nhà máy thủy điện khu vực Tây Bắc về trạm biến áp 500 kV Hiệp Hòa, đường dây 500 kV Sơn La-Hiệp Hòa đã được đóng điện thành công vào ngày 31/3 vừa qua góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu phụ tải cho miền Bắc, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội trong những ngày nắng nóng.
Cũng tại buổi họp báo, đại diện Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc tăng giá điện mặc dù đã được thông qua, nhưng hiện vẫn phải tính toán thời điểm thích hợp nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, thông tin về việc xây dựng cơ chế giá điện riêng cho hai ngành Thép và ximăng cũng được loại bỏ và Bộ mới chỉ tính toán trong lộ trình điều hành giá điện sắp tới.
Liên quan đến việc khắc phục sự cố thủy điện Sông Tranh 2, ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục năng lượng, Bộ Công Thương cho hay, sau khi có kết luận và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, phía Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho đập.
"Chúng tôi yêu cầu EVN khẩn trương khắc phục tuyệt đối hiện tượng thấm nước qua khe nhiệt ra hạ lưu và hoàn thành trước ngày 15/4, xây dựng phương án tổng thể nhằm đảm bảo giảm tối đa lưu lượng thấm tập trung mọi nguồn lực để xử lý thấm trước ngày 31/7 tới," ông Thọ nói.
Làm rõ hơn điều này, theo ông Thọ, hiện EVN đang xử lý tiếp để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thủy điện. Theo đó, bước 1 đã tập trung kiểm tra toàn bộ hệ thống thu gom nước theo thiết kế, tiến hành việc thông toàn bộ ống thu nước trên thân đập bị tắc trong quá trình thi công và vận hành vừa qua và hiện bước 2 đang chuẩn bị tiến hành, xử lý hạn chế lưu lượng nước thấm tại các khe nhiệt.
"Hiện lượng nước thấm chảy qua mặt đập đã giảm đáng kể tới 49,8%, lưu lượng nước thấm chỉ còn 1,5 lít/s," ông Thọ cho hay. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng chỉ đạo huy động tối đa công suất của các nhà máy khác để hạ mức nước hồ chứa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý thấm mức 2, cũng như cung cấp đủ nước tưới cho hạ lưu đập.
"Qua kiểm tra đánh giá tổng thể, có thể khẳng định chưa phát hiện thấy vết nứt bất thường trên bề mặt hành lang đập cũng như những ảnh hưởng xấu đến độ an toàn của đập," ông Thọ nhấn mạnh./.
Đức Duy (Vietnam+)