Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã khơi dậy cuộc đấu tranh quyền lực mới trong ban điều hành IMF với tuyên bố châu Âu phải từ bỏ vị thế chi phối thể chế tài chính đa phương này để nhường một số ghế trong Ban Giám đốc cho các nước đang phát triển.
Phát biểu ngày 29/9 trước thềm hội nghị của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra trong hai ngày 8-9/10 tới tại Washington, nhà lãnh đạo IMF nêu rõ một sự nhượng bộ như vậy của châu Âu là công bằng và IMF sẽ nêu vấn đề này tại hội nghị của các nước châu Âu ở Brussels, Bỉ sắp tới. Tuy nhiên, ông khẳng định vấn đề này sẽ do các nước thành viên quyết định.
Theo Giám đốc Kahn, cơ cấu của Ban Giám đốc IMF phải phản ánh nhóm G-20, gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu. Các nền kinh tế đang phát triển mới nổi lên cũng yêu cầu châu Âu nhường một số ghế trong ban lãnh đạo thể chế này cho khối các nước đang phát triển.
Đại diện Brazil tại IMF cho rằng điều chỉnh quyền đại diện quá mức của châu Âu trong Ban Giám đốc IMF là tất yếu và cần thiết để cơ quan này đại diện rộng rãi hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc tranh luận về cải tổ Ban Giám đốc IMF đã nóng lên từ tháng Tám do Mỹ mở cuộc vận động liên quan đến thủ tục và cơ cấu để bầu chọn Ban Giám đốc IMF trước ngày 1/11 tới.
Các nước châu Âu lập luận nếu châu Âu từ bỏ một số ghế trong Ban Giám đốc IMF, Mỹ cũng phải từ bỏ quyền phủ quyết các quyết định của thể chế này và thỏa thuận có hiệu lực lâu nay giữa Mỹ và châu Âu, trong đó châu Âu lựa chọn Giám đốc điều hành IMF còn Mỹ lựa chọn Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Mỹ đã bác bỏ đề nghị này.
Ban Giám đốc IMF hiện có 24 thành viên, trong đó châu Âu có 9 thành viên. Quyền bỏ phiếu và số thành viên trong Ban Giám đốc phản ánh quy mô của các nền kinh tế thời điểm thể chế này được thành lập năm 1945. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển hiện đã chiếm tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế thế giới và yêu cầu phải được đại diện tương xứng trong Ban lãnh đạo IMF cũng như WB.
Tranh chấp hiện nay đã làm nổi lên nhiều vấn đề liên quan đến tương lai của hai thể chế tài chính quốc tế này./.
Phát biểu ngày 29/9 trước thềm hội nghị của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB), dự kiến diễn ra trong hai ngày 8-9/10 tới tại Washington, nhà lãnh đạo IMF nêu rõ một sự nhượng bộ như vậy của châu Âu là công bằng và IMF sẽ nêu vấn đề này tại hội nghị của các nước châu Âu ở Brussels, Bỉ sắp tới. Tuy nhiên, ông khẳng định vấn đề này sẽ do các nước thành viên quyết định.
Theo Giám đốc Kahn, cơ cấu của Ban Giám đốc IMF phải phản ánh nhóm G-20, gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu. Các nền kinh tế đang phát triển mới nổi lên cũng yêu cầu châu Âu nhường một số ghế trong ban lãnh đạo thể chế này cho khối các nước đang phát triển.
Đại diện Brazil tại IMF cho rằng điều chỉnh quyền đại diện quá mức của châu Âu trong Ban Giám đốc IMF là tất yếu và cần thiết để cơ quan này đại diện rộng rãi hơn cho nền kinh tế toàn cầu.
Cuộc tranh luận về cải tổ Ban Giám đốc IMF đã nóng lên từ tháng Tám do Mỹ mở cuộc vận động liên quan đến thủ tục và cơ cấu để bầu chọn Ban Giám đốc IMF trước ngày 1/11 tới.
Các nước châu Âu lập luận nếu châu Âu từ bỏ một số ghế trong Ban Giám đốc IMF, Mỹ cũng phải từ bỏ quyền phủ quyết các quyết định của thể chế này và thỏa thuận có hiệu lực lâu nay giữa Mỹ và châu Âu, trong đó châu Âu lựa chọn Giám đốc điều hành IMF còn Mỹ lựa chọn Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB). Mỹ đã bác bỏ đề nghị này.
Ban Giám đốc IMF hiện có 24 thành viên, trong đó châu Âu có 9 thành viên. Quyền bỏ phiếu và số thành viên trong Ban Giám đốc phản ánh quy mô của các nền kinh tế thời điểm thể chế này được thành lập năm 1945. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển hiện đã chiếm tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế thế giới và yêu cầu phải được đại diện tương xứng trong Ban lãnh đạo IMF cũng như WB.
Tranh chấp hiện nay đã làm nổi lên nhiều vấn đề liên quan đến tương lai của hai thể chế tài chính quốc tế này./.
(TTXVN/Vietnam+)