Sau hơn 60 năm thất truyền, từ năm 2012, Lễ hội Kỳ Phúc của làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An đã được khôi phục.
Đây là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong xã và du khách thập phương, hướng tới xây dựng Quỳnh Đôi thành điểm du lịch văn hóa làng xã.
Quỳnh Đôi là một làng Văn hóa cổ có truyền thống lâu đời ở Nghệ An và cũng là một trong những làng nổi danh về truyền thống hiếu học và khoa bảng. Nơi đây vẫn còn lưu dấu của một miền quê thuần khiết bởi có đền Thần linh thiêng, đình làng cổ kính rêu phong, những ngôi nhà cổ tồn tại hàng trăm năm ẩn dưới rặng tre xanh mát.
Cách đây hàng trăm năm, làng Quỳnh Đôi đã có nhiều hoạt động lễ, hội phong phú và đa dạng. Đặc biệt vào dịp đầu Xuân hàng năm, làng tổ chức “Lễ Kỳ Phúc” vào những ngày đầu tháng Giêng (mồng 9 và 10 Tết).
Theo văn hóa dân gian, đây là một lễ hội có giá trị lịch sử văn hóa truyền thống đặc trưng, thể hiện chiều sâu và độ dày về văn hóa của cộng đồng, mang đậm bản sắc của một làng quê có chiều dài lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển 634 năm. Lễ hội cũng là dịp để con cháu trong cộng đồng các dòng họ tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha ông đã có công khai cơ lập làng.
Ông Hồ Đức Thắng, Ban Văn hóa xã Quỳnh Đôi nói: “Nét đặc sắc của Lễ Kỳ Phúc là cầu chúc cho mọi người, cho bách tính được may mắn, hạnh phúc trong năm mới, sâu xa hơn là sự đồng tâm hợp lực, đoàn kết cộng đồng.”
Sau hàng chục năm bị thất truyền, năm 2012, Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Đôi đã phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam xây dựng kịch bản khôi phục Lễ hội Kỳ Phúc vừa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa vừa có tính thời đại phù hợp với từng giai đoạn.
Lễ Kỳ Phúc được tổ chức tại Đền Thần và sân đình làng xã với hai nội dung chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm sáu lễ: Lễ khai quang - lễ cáo yết, lễ rước kiệu, lễ tạ, lễ cầu an, lễ dâng hương, lễ tất. Phần tế lễ tổ chức long trọng, trang nghiêm, thực hiện theo nghi lễ truyền thống thành kính, giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hoá trong tế lễ. Lễ rước theo thứ tự mang tính truyền thống diễn tả được nét đẹp phong tục tập quán truyền thống của quê hương, biểu dương sức mạnh cộng đồng. Lực lượng tham gia lễ hội lên tới 500 người gồm các em học sinh và nhân dân trong xã.
Nét đặc sắc của phần lễ chính là phần diễn xướng treo thư họa viết những câu nổi tiếng ca ngợi làng Quỳnh Đôi, những vị tiến sỹ, văn nhân nổi tiếng của làng. Đặc biệt, phần diễn xướng treo chữ “Quỳnh” nhắc tới truyền thống hiếu học, lịch sử đỗ đạt và nghề làm thầy của Làng Quỳnh.
Phần hội vừa mang tính dân gian vừa có tính hiện đại, hầu hết mọi người dân đều có thể tham gia như các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian như biểu diễn môn võ thuật cổ truyền, đẩy gậy, kéo co, vật cù, trò chơi xay tai lĩnh thưởng, bịt mắt đập niêu. Những ngày diễn ra lễ hội truyền thống của làng, nhân dân trong xã cũng như con em của quê hương đang học tập, công tác, làm việc khắp mọi miền đất nước và du khách thập phương cùng về hội tụ bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha, ông đã có công khai cơ lập làng.
Sau Lễ Kỳ Phúc của làng được diễn ra, từ ngày mồng 10-15/1 Âm lịch, gần 40 dòng họ trong làng cũng lần lượt tổ chức Lễ Tế tại các nhà thờ họ.
Làng Quỳnh Đôi đi lên từ văn hóa, bởi vậy từ nền tảng văn hóa để thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính quyền địa phương cũng định hướng trong thời gian tới, chọn phát triển văn hóa gắn với du lịch là mũi nhọn trong xây dựng nông thôn mới. Đó cũng chính là lợi thế của Quỳnh Đôi khi địa phương luôn là địa chỉ quen thuộc của du khách khi đi tour du lịch biển Quỳnh.
Ông Phan Đình Hiền, Bí thư xã Quỳnh Đôi nói: “Bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống là trách nhiệm, nhiệm vụ của toàn dân, bởi vậy trong năm nay, chúng tôi cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc phục dựng các giá trị lịch sử truyền thống. Trong đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kêu gọi, động viên con em của quê hương đang học tập, công tác khắp mọi miền đất nước hướng về cội nguồn ủng hộ tinh thần cũng như vật chất thực hiện tốt Lễ Kỳ Phúc.”
Khởi nguồn cho truyền thống văn hoá làng Quỳnh là từ năm 1440, khi thầy giáo Dương Văn Khai về làng dạy học. Trong thời kỳ khoa cử Nho học từ năm 1449 đến năm 1919, toàn xã có 535 người đỗ tú tài, 208 cử nhân, 4 phó bảng, 6 tiến sỹ, 2 hoàng Giáp, 1 thám hoa, 1 bảng nhãn. Từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay, toàn xã có 3 Viện sỹ, 13 giáo sư-phó giáo sư, 30 tiến sỹ, 48 thạc sỹ và hơn 1.000 cử nhân. Phong trào giáo dục của xã không ngừng phát triển, có 2 trường đều được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, xã Quỳnh Đôi đạt tiên tiến về giáo dục.
Quỳnh Đôi có 8 Di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng; trong đó 6 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh và nhiều di sản khác thể hiện bề dày truyền thống văn hóa. Năm 1998, Quỳnh Đôi là xã đầu tiên được Ủy ban Nhân dân tỉnh phong tặng danh hiệu “Làng Văn hóa,” từ đó đến nay danh hiệu làng Quỳnh vẫn luôn được giữ vững và phát huy./.
Đây là hoạt động góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh của nhân dân trong xã và du khách thập phương, hướng tới xây dựng Quỳnh Đôi thành điểm du lịch văn hóa làng xã.
Quỳnh Đôi là một làng Văn hóa cổ có truyền thống lâu đời ở Nghệ An và cũng là một trong những làng nổi danh về truyền thống hiếu học và khoa bảng. Nơi đây vẫn còn lưu dấu của một miền quê thuần khiết bởi có đền Thần linh thiêng, đình làng cổ kính rêu phong, những ngôi nhà cổ tồn tại hàng trăm năm ẩn dưới rặng tre xanh mát.
Cách đây hàng trăm năm, làng Quỳnh Đôi đã có nhiều hoạt động lễ, hội phong phú và đa dạng. Đặc biệt vào dịp đầu Xuân hàng năm, làng tổ chức “Lễ Kỳ Phúc” vào những ngày đầu tháng Giêng (mồng 9 và 10 Tết).
Theo văn hóa dân gian, đây là một lễ hội có giá trị lịch sử văn hóa truyền thống đặc trưng, thể hiện chiều sâu và độ dày về văn hóa của cộng đồng, mang đậm bản sắc của một làng quê có chiều dài lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển 634 năm. Lễ hội cũng là dịp để con cháu trong cộng đồng các dòng họ tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha ông đã có công khai cơ lập làng.
Ông Hồ Đức Thắng, Ban Văn hóa xã Quỳnh Đôi nói: “Nét đặc sắc của Lễ Kỳ Phúc là cầu chúc cho mọi người, cho bách tính được may mắn, hạnh phúc trong năm mới, sâu xa hơn là sự đồng tâm hợp lực, đoàn kết cộng đồng.”
Sau hàng chục năm bị thất truyền, năm 2012, Ủy ban Nhân dân xã Quỳnh Đôi đã phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam xây dựng kịch bản khôi phục Lễ hội Kỳ Phúc vừa mang đậm bản sắc truyền thống văn hóa vừa có tính thời đại phù hợp với từng giai đoạn.
Lễ Kỳ Phúc được tổ chức tại Đền Thần và sân đình làng xã với hai nội dung chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm sáu lễ: Lễ khai quang - lễ cáo yết, lễ rước kiệu, lễ tạ, lễ cầu an, lễ dâng hương, lễ tất. Phần tế lễ tổ chức long trọng, trang nghiêm, thực hiện theo nghi lễ truyền thống thành kính, giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hoá trong tế lễ. Lễ rước theo thứ tự mang tính truyền thống diễn tả được nét đẹp phong tục tập quán truyền thống của quê hương, biểu dương sức mạnh cộng đồng. Lực lượng tham gia lễ hội lên tới 500 người gồm các em học sinh và nhân dân trong xã.
Nét đặc sắc của phần lễ chính là phần diễn xướng treo thư họa viết những câu nổi tiếng ca ngợi làng Quỳnh Đôi, những vị tiến sỹ, văn nhân nổi tiếng của làng. Đặc biệt, phần diễn xướng treo chữ “Quỳnh” nhắc tới truyền thống hiếu học, lịch sử đỗ đạt và nghề làm thầy của Làng Quỳnh.
Phần hội vừa mang tính dân gian vừa có tính hiện đại, hầu hết mọi người dân đều có thể tham gia như các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và các trò chơi dân gian như biểu diễn môn võ thuật cổ truyền, đẩy gậy, kéo co, vật cù, trò chơi xay tai lĩnh thưởng, bịt mắt đập niêu. Những ngày diễn ra lễ hội truyền thống của làng, nhân dân trong xã cũng như con em của quê hương đang học tập, công tác, làm việc khắp mọi miền đất nước và du khách thập phương cùng về hội tụ bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ tới công lao của các thế hệ cha, ông đã có công khai cơ lập làng.
Sau Lễ Kỳ Phúc của làng được diễn ra, từ ngày mồng 10-15/1 Âm lịch, gần 40 dòng họ trong làng cũng lần lượt tổ chức Lễ Tế tại các nhà thờ họ.
Làng Quỳnh Đôi đi lên từ văn hóa, bởi vậy từ nền tảng văn hóa để thúc đẩy kinh tế phát triển. Chính quyền địa phương cũng định hướng trong thời gian tới, chọn phát triển văn hóa gắn với du lịch là mũi nhọn trong xây dựng nông thôn mới. Đó cũng chính là lợi thế của Quỳnh Đôi khi địa phương luôn là địa chỉ quen thuộc của du khách khi đi tour du lịch biển Quỳnh.
Ông Phan Đình Hiền, Bí thư xã Quỳnh Đôi nói: “Bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống là trách nhiệm, nhiệm vụ của toàn dân, bởi vậy trong năm nay, chúng tôi cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc phục dựng các giá trị lịch sử truyền thống. Trong đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, kêu gọi, động viên con em của quê hương đang học tập, công tác khắp mọi miền đất nước hướng về cội nguồn ủng hộ tinh thần cũng như vật chất thực hiện tốt Lễ Kỳ Phúc.”
Khởi nguồn cho truyền thống văn hoá làng Quỳnh là từ năm 1440, khi thầy giáo Dương Văn Khai về làng dạy học. Trong thời kỳ khoa cử Nho học từ năm 1449 đến năm 1919, toàn xã có 535 người đỗ tú tài, 208 cử nhân, 4 phó bảng, 6 tiến sỹ, 2 hoàng Giáp, 1 thám hoa, 1 bảng nhãn. Từ sau cách mạng Tháng Tám đến nay, toàn xã có 3 Viện sỹ, 13 giáo sư-phó giáo sư, 30 tiến sỹ, 48 thạc sỹ và hơn 1.000 cử nhân. Phong trào giáo dục của xã không ngừng phát triển, có 2 trường đều được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia, xã Quỳnh Đôi đạt tiên tiến về giáo dục.
Quỳnh Đôi có 8 Di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng; trong đó 6 di tích cấp quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh và nhiều di sản khác thể hiện bề dày truyền thống văn hóa. Năm 1998, Quỳnh Đôi là xã đầu tiên được Ủy ban Nhân dân tỉnh phong tặng danh hiệu “Làng Văn hóa,” từ đó đến nay danh hiệu làng Quỳnh vẫn luôn được giữ vững và phát huy./.
Bích Huệ (TTXVN)