Cuối năm 2007, tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt Đề án khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm của người Châu Mạ ở xã Tà Lài thuộc huyện miền núi Tân Phu.
Trong đó, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, hạ tầng kỹ thuật, trợ vốn để mua nguyên liệu, đào tạo nghề, mua máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đồng thời, xây dựng thương hiệu xúc tiến thương mại để có thị trường ổn định lâu dài... với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007-2009 là 874 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay, đề án trên hầu như vẫn chưa chuyển động như mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tà Lài cho biết, sau khi 2 gian hàng giới thiệu sản phẩm đặt ở Vườn Quốc gia Cát Tiên bị hư hỏng phải chuyển về Trung tâm Nhà văn hóa Tà Lài, thì đến nay, nơi đây vẫn là địa điểm duy nhất bày bán và giới thiệu các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Châu Mạ ở Đồng Nai. Vì là xã vùng sâu, vùng xa, ít người qua lại nên trong 2 năm qua, trung bình mỗi năm chỉ tiêu thụ được từ 200-300 tấm vải thổ cẩm.
Tại ấp 4 xã Tà Lài là nơi tập trung chủ yếu đồng bào Châu Mạ ở huyện Tân Phú có khoảng 100 người biết dệt thổ cẩm, không khí nơi đây chỉ thực thực sự vui tươi nhộn nhịp trong 1 tháng trước Tết Nguyên đán, vì lúc đó bà con tập trung để may các sản phẩm thổ cẩm truyền thống cho gia đình vui xuân. Mặc dù mức thu nhập hàng năm bằng nghề dệt thổ cẩm không đáng là bao, nhưng phần lớn bà con chưa bao giờ có ý định bỏ nghề.
Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, mặc dù đã có đề án phê duyệt của tỉnh từ hơn 2 năm nay, nhưng hầu như chưa có ban ngành nào của tỉnh, của huyện nhập cuộc bằng những việc làm cụ thể để nghề dệt thổ cẩm ở Tà Lài không bị mai một và có thể phát triển vươn ra thị trường theo đúng nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống.
Xã Tà Lài hiện có hơn 1.500 hộ dân với 12 dân tộc khác nhau, trong đó có hai dân tộc bản địa là Châu Mạ và S’Tiêng. Nghề dệt thổ cẩm của người Châu Mạ khá đặc sắc, đã tạo ra những sản phẩm mang tính riêng biệt như khăn quàng cổ, những tấm vải nhiều màu sắc với các họa tiết hoa văn tinh tế như hình hoa cỏ, chim thú, trời đất, thần linh.
Có thời kỳ nghề dệt thổ cẩm tưởng như mai một, khi chỉ còn khoảng 10 nghệ nhân gắn bó với nghề. Tại ấp 4, xã Tà Lài, nơi có đông đồng bào Châu Mạ với 118 hộ sinh sống, đa số thuộc diện nghèo vì cuộc sống chủ yếu dựa vào trồng lúa rẫy, ngô nương và vào rừng kiếm thêm măng, nấm, đọt cây, củ chụp... làm thức ăn. Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Châu Mạ đa dạng về mẫu mã chắc chắn sẽ không thua gì hàng thổ cẩm của người Chăm.
Đó cũng chính là động lực thúc đẩy người Châu Mạ gắn bó phát triển nghề dệt để vừa nâng cao thu nhập vừa lưu giữ được nghề truyền thống mang tính văn hóa cao và đang mong các ngành chức năng của Đồng Nai sớm vào cuộc để khôi phục và phát triển làng nghề theo đúng tinh thần của Đề án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt ngày 29/10/2007./.
Trong đó, tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, hạ tầng kỹ thuật, trợ vốn để mua nguyên liệu, đào tạo nghề, mua máy móc thiết bị, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, đồng thời, xây dựng thương hiệu xúc tiến thương mại để có thị trường ổn định lâu dài... với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2007-2009 là 874 triệu đồng. Tuy nhiên đến nay, đề án trên hầu như vẫn chưa chuyển động như mong muốn.
Ông Nguyễn Văn Chung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tà Lài cho biết, sau khi 2 gian hàng giới thiệu sản phẩm đặt ở Vườn Quốc gia Cát Tiên bị hư hỏng phải chuyển về Trung tâm Nhà văn hóa Tà Lài, thì đến nay, nơi đây vẫn là địa điểm duy nhất bày bán và giới thiệu các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Châu Mạ ở Đồng Nai. Vì là xã vùng sâu, vùng xa, ít người qua lại nên trong 2 năm qua, trung bình mỗi năm chỉ tiêu thụ được từ 200-300 tấm vải thổ cẩm.
Tại ấp 4 xã Tà Lài là nơi tập trung chủ yếu đồng bào Châu Mạ ở huyện Tân Phú có khoảng 100 người biết dệt thổ cẩm, không khí nơi đây chỉ thực thực sự vui tươi nhộn nhịp trong 1 tháng trước Tết Nguyên đán, vì lúc đó bà con tập trung để may các sản phẩm thổ cẩm truyền thống cho gia đình vui xuân. Mặc dù mức thu nhập hàng năm bằng nghề dệt thổ cẩm không đáng là bao, nhưng phần lớn bà con chưa bao giờ có ý định bỏ nghề.
Ông Nguyễn Văn Chung cho biết, mặc dù đã có đề án phê duyệt của tỉnh từ hơn 2 năm nay, nhưng hầu như chưa có ban ngành nào của tỉnh, của huyện nhập cuộc bằng những việc làm cụ thể để nghề dệt thổ cẩm ở Tà Lài không bị mai một và có thể phát triển vươn ra thị trường theo đúng nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống.
Xã Tà Lài hiện có hơn 1.500 hộ dân với 12 dân tộc khác nhau, trong đó có hai dân tộc bản địa là Châu Mạ và S’Tiêng. Nghề dệt thổ cẩm của người Châu Mạ khá đặc sắc, đã tạo ra những sản phẩm mang tính riêng biệt như khăn quàng cổ, những tấm vải nhiều màu sắc với các họa tiết hoa văn tinh tế như hình hoa cỏ, chim thú, trời đất, thần linh.
Có thời kỳ nghề dệt thổ cẩm tưởng như mai một, khi chỉ còn khoảng 10 nghệ nhân gắn bó với nghề. Tại ấp 4, xã Tà Lài, nơi có đông đồng bào Châu Mạ với 118 hộ sinh sống, đa số thuộc diện nghèo vì cuộc sống chủ yếu dựa vào trồng lúa rẫy, ngô nương và vào rừng kiếm thêm măng, nấm, đọt cây, củ chụp... làm thức ăn. Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Châu Mạ đa dạng về mẫu mã chắc chắn sẽ không thua gì hàng thổ cẩm của người Chăm.
Đó cũng chính là động lực thúc đẩy người Châu Mạ gắn bó phát triển nghề dệt để vừa nâng cao thu nhập vừa lưu giữ được nghề truyền thống mang tính văn hóa cao và đang mong các ngành chức năng của Đồng Nai sớm vào cuộc để khôi phục và phát triển làng nghề theo đúng tinh thần của Đề án đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt ngày 29/10/2007./.
Minh Hưng (Vietnam+)