Thông tin vẫn còn hài cốt liệt sỹ tại khu vực sân vận động Quy Nhơn là không có cơ sở. Đến nay, không còn hài cốt liệt sĩ nào còn sót lại tại khu vực sân vận động Quy Nhơn.
Đây là khẳng định của ông Phan Như Hải, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trước thông tin cho rằng tại khu vực sân vận động Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trước đây là nghĩa trang liệt sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện vẫn còn hài cốt liệt sĩ ở dưới.
Căn cứ theo tài liệu lịch sử của Đảng bộ thành phố Quy Nhơn giai đoạn (1954-1960) và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, ở thành phố Quy Nhơn vào thời điểm 1954-1955, việc chính quyền cách mạng cho xây dựng nghĩa trang Quân đội nhân dân Việt Nam tại sân vận động Quy Nhơn trước khi tập kết ra Bắc là có thật nhưng sau đó do nhu cầu chỉnh trang đô thị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho di dời nghĩa trang đến khu vực chân núi Xuân Vân (đường lên khu vực kho đạn Đèo Son ngày nay), thời gian di chuyển vào ngày 15/9/1958 với tổng cộng 178 bộ hài cốt liệt sỹ.
Đối chiếu với các số liệu mà Sở Lao động-Thưong binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã có, trong số 178 hài cốt liệt sỹ, tỉnh Quảng Ngãi có 25 liệt sỹ, Bình Định 17 liệt sỹ, Khánh Hòa 1 liệt sỹ, Sở Quân giới 6 liệt sỹ, ngoài ra còn có hài cốt liệt sỹ của các Trung đoàn 84, 94, 95, 97, 108, 120, 210, Trung đoàn Chiến lược, Đại đội Độc lập 117. Có 16 hài cốt liệt sỹ chưa rõ đơn vị chủ quản.
Đến nay, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh đã xác định được danh tính của 41 liệt sỹ được quy tập vào Nghĩa trang liệt sỹ thành phố Quy Nhơn.
Số hài cốt liệt sỹ trước đây địch di dời đến chân núi Xuân Vân do khu vực này nay đã bị hoang tàn, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh khảo sát, xác định vị trí và tọa độ để tìm kiếm.
Vì vậy, thông tin cho rằng vẫn còn hài cốt liệt sĩ tại khu vực sân vận động Quy Nhơn là không có cơ sở, bởi vì sau khi địch cho di chuyển, sân vận động Quy Nhơn đã nhiều lần được được đào xới phục vụ việc xây dựng và nâng cấp cho khang trang nên hiện nay dưới nền đất sân vận động Quy Nhơn khả năng không còn hài cốt liệt sỹ.
Để nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Tư lệnh Quân Khu 5 và Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tìm hiểu và xác minh quê quán của 178 liệt sỹ để các gia đình có người hy sinh biết cụ thể hơn; đồng thời đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh đề xuất lãnh đạo tỉnh cho xây dựng Bia tưởng niệm, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ./.
Đây là khẳng định của ông Phan Như Hải, Phó giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định trước thông tin cho rằng tại khu vực sân vận động Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trước đây là nghĩa trang liệt sỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện vẫn còn hài cốt liệt sĩ ở dưới.
Căn cứ theo tài liệu lịch sử của Đảng bộ thành phố Quy Nhơn giai đoạn (1954-1960) và Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định, ở thành phố Quy Nhơn vào thời điểm 1954-1955, việc chính quyền cách mạng cho xây dựng nghĩa trang Quân đội nhân dân Việt Nam tại sân vận động Quy Nhơn trước khi tập kết ra Bắc là có thật nhưng sau đó do nhu cầu chỉnh trang đô thị, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cho di dời nghĩa trang đến khu vực chân núi Xuân Vân (đường lên khu vực kho đạn Đèo Son ngày nay), thời gian di chuyển vào ngày 15/9/1958 với tổng cộng 178 bộ hài cốt liệt sỹ.
Đối chiếu với các số liệu mà Sở Lao động-Thưong binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã có, trong số 178 hài cốt liệt sỹ, tỉnh Quảng Ngãi có 25 liệt sỹ, Bình Định 17 liệt sỹ, Khánh Hòa 1 liệt sỹ, Sở Quân giới 6 liệt sỹ, ngoài ra còn có hài cốt liệt sỹ của các Trung đoàn 84, 94, 95, 97, 108, 120, 210, Trung đoàn Chiến lược, Đại đội Độc lập 117. Có 16 hài cốt liệt sỹ chưa rõ đơn vị chủ quản.
Đến nay, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh đã xác định được danh tính của 41 liệt sỹ được quy tập vào Nghĩa trang liệt sỹ thành phố Quy Nhơn.
Số hài cốt liệt sỹ trước đây địch di dời đến chân núi Xuân Vân do khu vực này nay đã bị hoang tàn, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh đang phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh khảo sát, xác định vị trí và tọa độ để tìm kiếm.
Vì vậy, thông tin cho rằng vẫn còn hài cốt liệt sĩ tại khu vực sân vận động Quy Nhơn là không có cơ sở, bởi vì sau khi địch cho di chuyển, sân vận động Quy Nhơn đã nhiều lần được được đào xới phục vụ việc xây dựng và nâng cấp cho khang trang nên hiện nay dưới nền đất sân vận động Quy Nhơn khả năng không còn hài cốt liệt sỹ.
Để nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định đã đề nghị Bộ Tư lệnh Quân Khu 5 và Hội Cựu chiến binh Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng tìm hiểu và xác minh quê quán của 178 liệt sỹ để các gia đình có người hy sinh biết cụ thể hơn; đồng thời đề nghị Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh đề xuất lãnh đạo tỉnh cho xây dựng Bia tưởng niệm, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ./.
Viết Ý (TTXVN)