Ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Liên minh Đất đai cho biết, mặc dù đã có nhiều điểm đổi mới, nhưng bản Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất được trình tới Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét tại phiên họp lần thứ 21 trong tháng 9 vừa qua vẫn chưa đáp ứng thảo đáng nguyện vọng và nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực tế thực thi Luật Đất đai năm 2003 cũng cho thấy người có đất bị thu hồi thường bị coi là người ngoài cuộc.
"Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội là chủ trương chính đáng, nhưng thực tế cuộc sống của những người có đất bị thu hồi thường trở nên khó khăn hơn do mất sinh kế, không tìm được việc làm thay thế. Thậm chí, nhiều gia đình bị thu hồi đất đã rơi vào cảnh đói nghèo,” Ông Thành nhận định.
Thông tin trên vừa được đưa ra chiều nay (17/10), tại hội thảo “Chia sẻ kết quả tham vấn cộng đồng và thăm dò ý kiến người dân để góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Liên minh Đất đai phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức, tại Hà Nội.
Giới thiệu kết quả tham vấn cộng đồng trực tiếp tại 4 tỉnh (Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình, Long An) và thăm dò ý kiến trên các báo điện tử do Liên minh Đất đai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 9/2013, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng nông thôn cho biết, với nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), người dân vẫn chưa có tiếng nói quyết định đối với cuộc sống và sinh kế của mình khi đất đai bị thu hồi.
[Dự thảo Luật Đất đai: Cần những bước tiến mới hơn]
Dẫn kết quả tham vấn ý kiến cụ thể, ông Thịnh cho biết, về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hầu hết các ý kiến đều cho rằng người dân không được biết thông tin gì ngay trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên đất họ đang sử dụng. Kết quả tham vấn cũng cho thấy, người dân luôn bị đứng ngoài "bài toán quy hoạch sử dụng đất."
Về định giá đất, kết quả tham vấn cộng đồng cho thấy phần lớn các ý kiến cho rằng việc Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa có quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại vừa có quyền quyết định giá đất là nguyên nhân chính làm cho giá đất được quyết định thiếu khách quan. Theo đó, người dân cho rằng phải tách thẩm quyền định giá đất ra khỏi thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Đặc biệt đối với cơ chế Nhà nước thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hầu hết các ý kiến của người dân đều cho rằng quá trình thực hiện thu hồi đất luôn thiếu minh bạch, người dân luôn bị đặt vào thế bị động, thậm chí bị ép buộc di dời và mất chỗ ở. Cùng với đó, số tiền mà nhiều người được đền bù bồi thường thậm chí không đủ để mua một suất tái định cư…
Qua thực tế nêu trên, ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Liên minh Đất đai cho rằng, để đảm bảo quyền lợi và tiếng nói quyết định của người dân, Luật Đất đai cần có những thay đổi toàn diện, cần lắng nghe ý kiến của người dân và không thể để người dân mất đất đứng ngoài cuộc.
Theo đó, “việc Quốc hội quyết định lùi biểu quyết Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến tháng 10/2013 là một cơ hội to lớn để người dân và các ban, ngành có thêm ý kiến cũng như để cơ quan soạn thảo có thêm thời gian cân nhắc thấu đáo việc sửa đổi Luật sao cho hài hòa lợi ích đồng thời đảm bảo đất đai không bị thất thoát, người dân không bị thiệt thòi,” ông Thành nhấn mạnh./.
Thực tế thực thi Luật Đất đai năm 2003 cũng cho thấy người có đất bị thu hồi thường bị coi là người ngoài cuộc.
"Việc thu hồi đất để phát triển kinh tế-xã hội là chủ trương chính đáng, nhưng thực tế cuộc sống của những người có đất bị thu hồi thường trở nên khó khăn hơn do mất sinh kế, không tìm được việc làm thay thế. Thậm chí, nhiều gia đình bị thu hồi đất đã rơi vào cảnh đói nghèo,” Ông Thành nhận định.
Thông tin trên vừa được đưa ra chiều nay (17/10), tại hội thảo “Chia sẻ kết quả tham vấn cộng đồng và thăm dò ý kiến người dân để góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)” do Liên minh Đất đai phối hợp với Tổ chức Oxfam tổ chức, tại Hà Nội.
Giới thiệu kết quả tham vấn cộng đồng trực tiếp tại 4 tỉnh (Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Bình, Long An) và thăm dò ý kiến trên các báo điện tử do Liên minh Đất đai thực hiện từ tháng 11/2012 đến tháng 9/2013, ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm phát triển cộng đồng nông thôn cho biết, với nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), người dân vẫn chưa có tiếng nói quyết định đối với cuộc sống và sinh kế của mình khi đất đai bị thu hồi.
[Dự thảo Luật Đất đai: Cần những bước tiến mới hơn]
Dẫn kết quả tham vấn ý kiến cụ thể, ông Thịnh cho biết, về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hầu hết các ý kiến đều cho rằng người dân không được biết thông tin gì ngay trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên đất họ đang sử dụng. Kết quả tham vấn cũng cho thấy, người dân luôn bị đứng ngoài "bài toán quy hoạch sử dụng đất."
Về định giá đất, kết quả tham vấn cộng đồng cho thấy phần lớn các ý kiến cho rằng việc Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa có quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất lại vừa có quyền quyết định giá đất là nguyên nhân chính làm cho giá đất được quyết định thiếu khách quan. Theo đó, người dân cho rằng phải tách thẩm quyền định giá đất ra khỏi thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Đặc biệt đối với cơ chế Nhà nước thu hồi đất và giải quyết bồi thường, hỗ trợ tái định cư, hầu hết các ý kiến của người dân đều cho rằng quá trình thực hiện thu hồi đất luôn thiếu minh bạch, người dân luôn bị đặt vào thế bị động, thậm chí bị ép buộc di dời và mất chỗ ở. Cùng với đó, số tiền mà nhiều người được đền bù bồi thường thậm chí không đủ để mua một suất tái định cư…
Qua thực tế nêu trên, ông Phạm Văn Thành, Chủ tịch Liên minh Đất đai cho rằng, để đảm bảo quyền lợi và tiếng nói quyết định của người dân, Luật Đất đai cần có những thay đổi toàn diện, cần lắng nghe ý kiến của người dân và không thể để người dân mất đất đứng ngoài cuộc.
Theo đó, “việc Quốc hội quyết định lùi biểu quyết Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đến tháng 10/2013 là một cơ hội to lớn để người dân và các ban, ngành có thêm ý kiến cũng như để cơ quan soạn thảo có thêm thời gian cân nhắc thấu đáo việc sửa đổi Luật sao cho hài hòa lợi ích đồng thời đảm bảo đất đai không bị thất thoát, người dân không bị thiệt thòi,” ông Thành nhấn mạnh./.
Hùng Võ (Vietnam+)