“Hố địa ngục” là tên do người dân đặt cho những hố sụt đất. Đây là hiện tượng sụt đất do karst tạo ra và chỉ là một hiện tượng tai biến địa chất bình thường, mức độ thiệt hại của nó là nhỏ so với động đất,” tiến sĩ Doãn Đình Lâm, Trưởng phòng trầm tích, Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói.
Việt Nam có nhiều hố sụt đất
- Dư luận gần đây rất quan tâm tới những hố địa ngục xuất hiện tại Guatemala, Trung Quốc… và có ý kiến còn cho rằng, đây là những “cơn thịnh nộ” của đất trời. Việc này được hiểu như thế nào, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Trước tiên phải nói rằng hiện tượng “hố địa ngục” không hề liên quan đến bất kỳ yếu tố tâm linh nào mà là một hiện tượng tai biến địa chất bình thường.
Về nguyên lý, tại những vùng phát triển đá vôi, những hố karst ngầm được hình thành và phát triển rộng ra và sâu thêm do hiện tượng karst. Các hố karst ngầm này có hình phễu, hoặc bán tròn với đường kính từ 2-3m đến 10-15m hoặc lớn hơn.
Thông thường, các hố karst này được lấp đầy bằng vật liệu bở rời do phong hóa. Tầng phong hóa này có chiều dày từ 1-2m đến 15m-20m. Người dân khi sinh sống trên bề mặt phong hóa đá vôi có thể không hề biết đến hiện tượng sụt lún này.
Ngoài ra, trong khu vực phát triển đá vôi, dưới lòng đất luôn có những dòng sông ngầm chảy khá mạnh. Dòng sông ngầm này có thể thay đổi dòng bất kỳ lúc nào.
Nếu dòng sông ngầm chảy qua hố Karst được lấp bằng lớp vật liệu bở rời có thể sẽ cuốn trôi lớp này, gây mất cân bằng (mất chân), dẫn đến lớp đất đá phía trên bị kéo tụt xuống, tạo thành hố có hình tròn hoặc ô van với đường kính khác nhau từ 1-2m đến 10-20m.
Đối với những hang Karst trống rỗng cũng có thể gây ra sụt đất nếu nó bị “thủng” do sức ép bom, mìn hoặc bị khoan trúng. [Như vụ việc lún sụt xảy ra ở xã Phú Liễn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (cũ) năm 2006 – pv]
Đó chính là sự hình thành hố địa ngục - theo cách gọi của người dân - còn thực chất, đó là hiện tượng sụt lún của hố Karst ngầm.
- Ở Việt Nam có nhiều hố địa ngục không, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Có chứ. Nhưng những hố sụt do karst ở Việt Nam gây ra có kích thước không lớn như ở Guatemala, bởi hang karst ở Guatemala phân bố sâu hơn dưới lòng đất so với ở Việt Nam.
Thời gian qua, chúng tôi ghi nhận có hiện tượng hố sụt tại các tỉnh như Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Trị. Ở một số nơi khác, người dân cũng phát hiện nhiều hố sụt tương tự tại những vùng phát triển đá vôi.
Những “hố địa ngục” ở Việt Nam có đe dọa nhiều đến khu vực thành thị đông dân cư không, thưa ông?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Hố sụt đất do hiện tượng karst gây ra ở Việt Nam chủ yếu xuất hiện ở vùng bán sơn địa, thưa dân cư. Song, việc hình thành hố địa ngục không phụ thuộc vào chỗ đông dân cư hay không mà phụ thuộc vào nền đất của thành phố.
Tôi lấy ví dụ, ở Hà Nội cũ thì không thể có hiện tượng sụt đất do Karst, nhưng khi Hà Nội mở rộng như hiện nay thì rất có thể sẽ có hố địa ngục ở những vùng phát triển đá vôi như khu vực giáp ranh với Hòa Bình, Hà Nam.
- Các nhà khoa học, quản lý đã có nghiên cứu, cảnh báo gì về những khu vực có nguy cơ xảy ra hố địa ngục, giúp người dân phòng tránh hay chưa?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Viện Địa chất có nghiên cứu, nhưng cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ ở một số vùng nhất định. Thông thường, đây là do “đặt hàng” của địa phương và chúng tôi tới nghiên cứu, đưa ra khuyến cáo, khoanh các khu vực có thể xảy ra sụt đất do karst.
Các nghiên cứu này cũng chỉ có thể cảnh báo, khoanh các vùng, các khu vực có nguy cơ xảy ra hiện tượng lún sụt chứ cũng không thể đưa ra lời dự báo khi nào xảy ra sụt đất. Còn vấn đề dự báo thời gian sẽ xảy ra sụt đất cũng giống như vấn đề dự báo thời gian sẽ xảy ra động đất là vấn đề nan giải mà các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa làm được.
Hiện, chúng tôi chưa có cuộc điều tra nào mở rộng trên phạm vi toàn quốc bởi đây là điều dường như không thể, do kinh phí cực kỳ tốn kém và mất quá nhiều thời gian.
Tôi lấy ví dụ, để điều tra trên diện tích 100ha có hố Karst hay không, kích thước và phân bố như thế nào thì một nhóm các nhà khoa học gồm 5-6 người sẽ phải làm việc trong vòng 4-5 tháng mới có thể đưa ra bức tranh phân bố các hố karst trong khu vực nghiên cứu.
- Ở một số nơi trên thế giới, hố địa ngục xuất hiện “bất thình lình” giữa đường, gây nguy hiểm cho giao thông… Vậy ở Việt Nam, liệu trường hợp này có xảy ra không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Hoàn toàn có thể xảy ra và chúng ta buộc phải sống chung với nó. Bởi vậy, tốt nhất là khi làm đường, các cơ quan liên quan phải khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng.
Không đáng sợ như tên gọi
- So với động đất, hoặc những tai biến khác của thiên nhiên… thì mức độ thiệt hại của hố địa ngục như nào, thưa ông?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Nghe tên “hố địa ngục” thì có vẻ rất khốc liệt, nhưng như tôi nói đó chỉ là tai biến địa chất bình thường. Với động đất, nếu ở cường độ mạnh, chỉ cần vài giây rung lắc là có thể phá hủy cả thành phố, còn với hố địa ngục thì chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư, một vài công trình.
Bởi thế, không thể đem nó so sánh với động đất và thậm chí càng không thể so sánh nó với sóng thần.
- Những nơi xảy ra hố địa ngục có nguy cơ xảy ra thêm lần nữa không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Hoàn toàn có thể.
- Như ông nói hố địa ngục xuất hiện có liên quan đến thay đổi dòng chảy. Vậy liệu việc khai thác nước ngầm tràn lan có ảnh hưởng đến việc ngày càng xuất hiện nhiều hố địa ngục không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sụt đất do karst, bởi khi khai thác nước ngầm quá mức, mực nước ngầm tụt xuống sẽ dẫn đến hiện tượng tụt áp và theo nó là sự lún sụt đất tại những vùng có hố karst ngầm. Do đó, các nhà quản lý, đơn vị khai thác cần tính kỹ vấn đề này.
- Tại sao thời gian gần đây những hố địa ngục lại xuất hiện với mật độ “dày” như vậy?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Theo tôi, đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi sự sụt lún này không có tính quy luật nào cả.
- Ngoài việc gây thiệt hại về vật chất, gây hoang mang cho người dân thì hố địa ngục có ảnh hưởng gì đến bề mặt trái đất không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Không! Bởi cái gọi là hố địa ngục chỉ là hiện tượng tai biến địa chất mức độ nhỏ, có chiều sâu từ 1-2 m đến vài chục mét, ít khi đạt tới trăm mét, trong khi lớp vỏ trái đất của chúng ta dày hơn 10km. Đây có thể xem là “vết ngứa” của vỏ trái đất thôi.
- Ông có lời khuyên gì cho những người dân sống ở vùng có nguy cơ xảy ra hố địa ngục, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Với khu vực mà các nhà khoa học đã chỉ ra mức độ nguy hiểm, người dân chỉ nên canh tác nương rẫy và không nên xây nhà cửa để tránh bị chôn vùi khi xảy ra lún sụt.
Ngoài ra, tại những khu vực phát triển đá vôi như Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… trước khi xây dựng những nhà máy, công xưởng lớn cần có điều tra chi tiết về sự phân bố, kích thước các hang, hố karst cũng như nền địa chất, nhất là địa chất công trình để tránh tổn thất về sau do hiện tượng sụt đất gây nên.
Xin cảm ơn tiến sĩ./.
Việt Nam có nhiều hố sụt đất
- Dư luận gần đây rất quan tâm tới những hố địa ngục xuất hiện tại Guatemala, Trung Quốc… và có ý kiến còn cho rằng, đây là những “cơn thịnh nộ” của đất trời. Việc này được hiểu như thế nào, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Trước tiên phải nói rằng hiện tượng “hố địa ngục” không hề liên quan đến bất kỳ yếu tố tâm linh nào mà là một hiện tượng tai biến địa chất bình thường.
Về nguyên lý, tại những vùng phát triển đá vôi, những hố karst ngầm được hình thành và phát triển rộng ra và sâu thêm do hiện tượng karst. Các hố karst ngầm này có hình phễu, hoặc bán tròn với đường kính từ 2-3m đến 10-15m hoặc lớn hơn.
Thông thường, các hố karst này được lấp đầy bằng vật liệu bở rời do phong hóa. Tầng phong hóa này có chiều dày từ 1-2m đến 15m-20m. Người dân khi sinh sống trên bề mặt phong hóa đá vôi có thể không hề biết đến hiện tượng sụt lún này.
Ngoài ra, trong khu vực phát triển đá vôi, dưới lòng đất luôn có những dòng sông ngầm chảy khá mạnh. Dòng sông ngầm này có thể thay đổi dòng bất kỳ lúc nào.
Nếu dòng sông ngầm chảy qua hố Karst được lấp bằng lớp vật liệu bở rời có thể sẽ cuốn trôi lớp này, gây mất cân bằng (mất chân), dẫn đến lớp đất đá phía trên bị kéo tụt xuống, tạo thành hố có hình tròn hoặc ô van với đường kính khác nhau từ 1-2m đến 10-20m.
Đối với những hang Karst trống rỗng cũng có thể gây ra sụt đất nếu nó bị “thủng” do sức ép bom, mìn hoặc bị khoan trúng. [Như vụ việc lún sụt xảy ra ở xã Phú Liễn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (cũ) năm 2006 – pv]
Đó chính là sự hình thành hố địa ngục - theo cách gọi của người dân - còn thực chất, đó là hiện tượng sụt lún của hố Karst ngầm.
- Ở Việt Nam có nhiều hố địa ngục không, thưa tiến sĩ?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Có chứ. Nhưng những hố sụt do karst ở Việt Nam gây ra có kích thước không lớn như ở Guatemala, bởi hang karst ở Guatemala phân bố sâu hơn dưới lòng đất so với ở Việt Nam.
Thời gian qua, chúng tôi ghi nhận có hiện tượng hố sụt tại các tỉnh như Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Hòa Bình, Quảng Trị. Ở một số nơi khác, người dân cũng phát hiện nhiều hố sụt tương tự tại những vùng phát triển đá vôi.
Những “hố địa ngục” ở Việt Nam có đe dọa nhiều đến khu vực thành thị đông dân cư không, thưa ông?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Hố sụt đất do hiện tượng karst gây ra ở Việt Nam chủ yếu xuất hiện ở vùng bán sơn địa, thưa dân cư. Song, việc hình thành hố địa ngục không phụ thuộc vào chỗ đông dân cư hay không mà phụ thuộc vào nền đất của thành phố.
Tôi lấy ví dụ, ở Hà Nội cũ thì không thể có hiện tượng sụt đất do Karst, nhưng khi Hà Nội mở rộng như hiện nay thì rất có thể sẽ có hố địa ngục ở những vùng phát triển đá vôi như khu vực giáp ranh với Hòa Bình, Hà Nam.
- Các nhà khoa học, quản lý đã có nghiên cứu, cảnh báo gì về những khu vực có nguy cơ xảy ra hố địa ngục, giúp người dân phòng tránh hay chưa?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Viện Địa chất có nghiên cứu, nhưng cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ ở một số vùng nhất định. Thông thường, đây là do “đặt hàng” của địa phương và chúng tôi tới nghiên cứu, đưa ra khuyến cáo, khoanh các khu vực có thể xảy ra sụt đất do karst.
Các nghiên cứu này cũng chỉ có thể cảnh báo, khoanh các vùng, các khu vực có nguy cơ xảy ra hiện tượng lún sụt chứ cũng không thể đưa ra lời dự báo khi nào xảy ra sụt đất. Còn vấn đề dự báo thời gian sẽ xảy ra sụt đất cũng giống như vấn đề dự báo thời gian sẽ xảy ra động đất là vấn đề nan giải mà các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới chưa làm được.
Hiện, chúng tôi chưa có cuộc điều tra nào mở rộng trên phạm vi toàn quốc bởi đây là điều dường như không thể, do kinh phí cực kỳ tốn kém và mất quá nhiều thời gian.
Tôi lấy ví dụ, để điều tra trên diện tích 100ha có hố Karst hay không, kích thước và phân bố như thế nào thì một nhóm các nhà khoa học gồm 5-6 người sẽ phải làm việc trong vòng 4-5 tháng mới có thể đưa ra bức tranh phân bố các hố karst trong khu vực nghiên cứu.
- Ở một số nơi trên thế giới, hố địa ngục xuất hiện “bất thình lình” giữa đường, gây nguy hiểm cho giao thông… Vậy ở Việt Nam, liệu trường hợp này có xảy ra không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Hoàn toàn có thể xảy ra và chúng ta buộc phải sống chung với nó. Bởi vậy, tốt nhất là khi làm đường, các cơ quan liên quan phải khảo sát địa chất thật kỹ lưỡng.
Không đáng sợ như tên gọi
- So với động đất, hoặc những tai biến khác của thiên nhiên… thì mức độ thiệt hại của hố địa ngục như nào, thưa ông?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Nghe tên “hố địa ngục” thì có vẻ rất khốc liệt, nhưng như tôi nói đó chỉ là tai biến địa chất bình thường. Với động đất, nếu ở cường độ mạnh, chỉ cần vài giây rung lắc là có thể phá hủy cả thành phố, còn với hố địa ngục thì chỉ ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư, một vài công trình.
Bởi thế, không thể đem nó so sánh với động đất và thậm chí càng không thể so sánh nó với sóng thần.
- Những nơi xảy ra hố địa ngục có nguy cơ xảy ra thêm lần nữa không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Hoàn toàn có thể.
- Như ông nói hố địa ngục xuất hiện có liên quan đến thay đổi dòng chảy. Vậy liệu việc khai thác nước ngầm tràn lan có ảnh hưởng đến việc ngày càng xuất hiện nhiều hố địa ngục không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sụt đất do karst, bởi khi khai thác nước ngầm quá mức, mực nước ngầm tụt xuống sẽ dẫn đến hiện tượng tụt áp và theo nó là sự lún sụt đất tại những vùng có hố karst ngầm. Do đó, các nhà quản lý, đơn vị khai thác cần tính kỹ vấn đề này.
- Tại sao thời gian gần đây những hố địa ngục lại xuất hiện với mật độ “dày” như vậy?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Theo tôi, đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi sự sụt lún này không có tính quy luật nào cả.
- Ngoài việc gây thiệt hại về vật chất, gây hoang mang cho người dân thì hố địa ngục có ảnh hưởng gì đến bề mặt trái đất không?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Không! Bởi cái gọi là hố địa ngục chỉ là hiện tượng tai biến địa chất mức độ nhỏ, có chiều sâu từ 1-2 m đến vài chục mét, ít khi đạt tới trăm mét, trong khi lớp vỏ trái đất của chúng ta dày hơn 10km. Đây có thể xem là “vết ngứa” của vỏ trái đất thôi.
- Ông có lời khuyên gì cho những người dân sống ở vùng có nguy cơ xảy ra hố địa ngục, thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Doãn Đình Lâm: Với khu vực mà các nhà khoa học đã chỉ ra mức độ nguy hiểm, người dân chỉ nên canh tác nương rẫy và không nên xây nhà cửa để tránh bị chôn vùi khi xảy ra lún sụt.
Ngoài ra, tại những khu vực phát triển đá vôi như Hòa Bình, Ninh Bình, Sơn La, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng… trước khi xây dựng những nhà máy, công xưởng lớn cần có điều tra chi tiết về sự phân bố, kích thước các hang, hố karst cũng như nền địa chất, nhất là địa chất công trình để tránh tổn thất về sau do hiện tượng sụt đất gây nên.
Xin cảm ơn tiến sĩ./.
Trung Hiền (Vietnam+)